Multimedia Đọc Báo in

Thư kêu gọi ủng hộ giúp đỡ gia đình, nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin của UBND tỉnh

06:57, 27/07/2022

Kính gửi: Các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội từ thiện, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh

Chiến tranh đã lùi xa 47 năm nhưng hậu quả của nó thì vẫn còn hiện hữu. Nỗi đau da cam, một nỗi đau mà nước ta phải mất hàng trăm năm nữa mới có thể khắc phục. Nhiều gia đình, nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin đang phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề, dai dẳng do chiến tranh gây ra.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khắc phục hậu quả của chất độc do quân đội Mỹ gây ra trong chiến tranh ở Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề mang tính cấp bách mà còn là một vấn đề cần thực hiện lâu dài. Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam là lương tâm, trách nhiệm của toàn xã hội. Đại dịch COVID-19 diễn ra đặc biệt nghiêm trọng trong 2 năm 2020 – 2021 ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế của toàn xã hội, nạn nhân chất độc da cam đã khó khăn càng khó khăn hơn.

Một số cán bộ hưu trí và lãnh đạo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh thăm, tặng quà trường hợp bị di chứng chất độc da cam tại huyện Krông Năng. (Ảnh minh họa: Phan Nghiêm)
Một số cán bộ hưu trí và lãnh đạo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh thăm, tặng quà trường hợp bị di chứng chất độc da cam tại huyện Krông Năng. (Ảnh minh họa: Phan Nghiêm)

Nhân 61 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2022) và hưởng ứng Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam, UBND tỉnh tổ chức đợt vận động cao điểm nguồn lực để ủng hộ vật chất, kinh phí giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nhất là nạn nhân nặng, nạn nhân có nhà ở dột nát, gia đình có nhiều nạn nhân và nạn nhân đặc biệt khó khăn.

UBND tỉnh Đắk Lắk rất mong nhận được tấm lòng nhân ái của các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội từ thiện, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Mọi sự ủng hộ xin gửi về Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Đắk Lắk, số 241 Y Jút, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; điện thoại: 0262.3953.041, 0914.122.035 hoặc chuyển khoản vào tài khoản Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Đắk Lắk, số tài khoản: 522 8211 030028 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lê Thánh Tông tỉnh Đắk Lắk (63 Lê Thánh Tông, TP. Buôn Ma Thuột).

Xin trân trọng cảm ơn.


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.