Multimedia Đọc Báo in

Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa X sẽ diễn ra từ ngày 6-8/12 tới

16:39, 30/11/2023

Theo Thông cáo báo chí của HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 7 sẽ diễn ra từ ngày 6-8/12 tới.

Dự kiến tại Kỳ họp lần này sẽ tổ chức 3 phiên; xem xét, đánh giá và thông qua 2 thông báo, 77 báo cáo và 40 tờ trình, dự thảo nghị quyết.

Trong đó nhiều nội dung quan trọng như: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2023, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024; quyết toán ngân sách địa phương năm 2022 của tỉnh; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách năm 2024; công tác tham gia xây dựng chính quyền năm 2023 của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; kết quả công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của TAND hai cấp, Viện KSND tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.

Đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa X. (Ảnh minh họa)
Đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa X. (Ảnh minh họa)

Tại Kỳ họp, các đại biểu cũng sẽ nghiên cứu, xem xét, thông qua các tờ trình, báo cáo thẩm tra và dự thảo nghị quyết về: kế hoạch đầu tư công năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2023, kế hoạch năm 2024; miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 – 2026; mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; quy định khung hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh; giao dự toán thu, chi từ nguồn vốn tài trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước năm 2023; phân bổ chi tiết dự toán ghi thu, ghi chi ngân sách cấp tỉnh năm 2023 để thực hiện ghi thu, ghi chi số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư tự nguyện ứng trước khi Nhà nước giao đất, được khấu trừ vào tiền thuê đất phải nộp; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền thuộc tỉnh Đắk Lắk từ năm 2024; quy định mức lập dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Kỳ họp cũng xem xét, đánh giá, thông qua các tờ trình, báo cáo thẩm tra và dự thảo nghị quyết về: quy định nội dung chi, mức chi thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; quy định nội dung và mức chi cho các hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; quy định mức hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ trong và ngoài nước đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; quy định một số nội dung và mức hỗ trợ sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh; quy định nội dung, mức chi thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống chủ lực quốc gia và giống khác theo Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, Kỳ họp cũng xem xét, đánh giá, thông qua các nội dung: cập nhật danh mục dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 5 năm (2021 – 2025) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương; giao chỉ tiêu, kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2024 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; việc phân bổ hoàn trả nguồn dự toán chi sự nghiệp giáo dục năm 2023; quy định chính sách ưu đãi, tiêu chí xác định đối tượng chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt trong các lĩnh vực cần thu hút làm việc tại TP. Buôn Ma Thuột… cùng nhiều báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết quan trọng khác.

Lan Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.