Multimedia Đọc Báo in

Công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường

18:22, 11/05/2022

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1028-QĐ/UBND ngày 4/5/2022 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

Theo đó, thủ tục hành chính mới ban hành gồm: Cấp giấy phép môi trường (cấp tỉnh, huyện); Cấp đổi giấy phép môi trường (cấp tỉnh, huyện); Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường (cấp tỉnh, huyện); Cấp lại giấy phép môi trường (cấp tỉnh, huyện); Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường (cấp xã).

Về thủ tục hành chính thay thế (cấp tỉnh) gồm: Thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại; Thẩm định, phê duyệt Phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

Hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại bộ phận một cửa phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột (ảnh minh họa)
Hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại bộ phận một cửa phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột (Ảnh minh họa)

Thủ tục hành chính bị bãi bỏ gồm: Chấp thuận về môi trường (trường hợp dự án có những thay đổi được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án); Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; Xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; Đăng ký xác nhận/Đăng ký xác nhận lại Kế hoạch bảo vệ môi trường; Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo Quyết định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (cấp tỉnh); Đăng ký xác nhận/Đăng ký xác nhận lại Kế hoạch bảo vệ môi trường (cấp huyện).

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.