Multimedia Đọc Báo in

Xử lý nghiêm vi phạm trong đầu tư công

17:45, 26/09/2022

Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh; đại diện các sở, ngành và UBND TP. Buôn Ma Thuột.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 được Quốc hội quyết nghị hơn 526.105 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương 222.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 304.105 tỷ đồng.

Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ, giao chi tiết kế hoạch cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân hơn 508.362 tỷ đồng, đạt 93,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Thủ tương Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Chinhphu.vn

Đến thời điểm này, cả nước đã giải ngân được 253.148 tỷ đồng, đạt 46,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó có 2 cơ quan Trung ương và 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70% kế hoạch giao; 39/51 bộ, cơ quan Trung ương và 22/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước, trong đó có 14 bộ, cơ quan Trung ương và 1 địa phương giải ngân dưới 20% kế hoạch giao.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 chưa được cải thiện nhiều, nhiều cơ quan, địa phương giải ngân chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra. Do đó, các bộ, ngành Trung ương, địa phương phải xác định, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trong đó người đứng đầu phải nâng cao trách nhiệm; kiên quyết siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng vốn đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý thủ tục về đầu tư công.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ hơn về các nội dung liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư công; ưu tiên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Minh Chi

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.