Multimedia Đọc Báo in

Không được nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa gây cản trở hoạt động tránh trú của tàu thuyền

11:33, 27/11/2022

UBND tỉnh vừa có Quyết định ban hành Quy định khu vực, địa điểm đổ thải và quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.

Đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa, phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; không thực hiện các hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa mà các hoạt động đó có thể gây cản trở hoạt động tránh trú của tàu thuyền vào mùa lũ lụt, khi có thiên tai xảy ra; trước khi tiến hành hoạt động nạo vét, đơn vị thi công nạo vét thông báo kế hoạch triển khai thực hiện đến cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi có công trình.

Theo quy định của UBND tỉnh, các hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa không được thực hiện trong trường hợp có thể gây cản trở hoạt động tránh trú của tàu thuyền vào mùa lũ lụt
Theo quy định của UBND tỉnh, các hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa không được thực hiện trong trường hợp có thể gây cản trở hoạt động tránh trú của tàu thuyền vào mùa lũ lụt

Về hoạt động quản lý nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách Nhà nước phải theo nguyên tắc là sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do UBND tỉnh quản lý được nhà nước bảo đảm, bố trí từ nguồn vốn ngân sách hàng năm để thực hiện; không thực hiện việc bảo hành và mua bảo hiểm thi công công trình nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa.

Đối với hoạt động nạo vét vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm phải được lập thành dự án và thực hiện theo các bước: Lập và công bố danh mục khu vực nạo vét theo quy định; lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ môi trường; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng dự án; triển khai thực hiện và bàn giao dự án.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2022. UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện đúng quy định.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.