Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn tỉnh

17:34, 15/09/2023

Ngày 15/9, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã tổ chức Hội thảo liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn tỉnh.

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX tỉnh, Công ty Cổ phần Nông nghiệp xanh Chơn Chính (Đồng Tháp) và các HTX sản xuất lúa gạo trong tỉnh.

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Tại hội thảo, Công ty Cổ phần Nông nghiệp xanh Chơn Chính đã giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành, phát triển và hoạt động sản xuất của đơn vị. Hiện nay, công ty đang thực hiện bao tiêu sản phẩm trên diện tích 30.000 – 40.000 ha lúa/năm với các HTX, tổ hợp tác và các tiểu thương ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tiêu thụ các giống lúa như: ST 21, ST 24, ST 25, OM 18, Đài Thơm 8… Doanh thu tiêu thụ lúa gạo trong và ngoài nước đạt khoảng 2.000 tỷ đồng/năm.

Đại diện Công ty Cổ phần Nông nghiệp xanh Chơn Chính (Đồng Tháp)  nêu quan điểm liên kết, tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn tỉnh.
Đại diện Công ty Cổ phần Nông nghiệp xanh Chơn Chính (Đồng Tháp) nêu quan điểm về việc liên kết, tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu từ 2023 – 2030, công ty sẽ liên kết với HTX, người dân ở các tỉnh thành trong cả nước nhằm hình thành chuỗi khép kín, cung ứng nguyên liệu cho nhà máy sản xuất đảm bảo nhu cầu xuất khẩu, góp phần mang lại giá trị lâu dài. Do vậy, công ty mong muốn xây dựng vùng nguyên liệu bền vững và liên kết, phát triển với các HTX trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn đầu, công ty dự kiến sẽ xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất 2.000 ha lúa trên địa bàn tỉnh.

Các HTX đóng góp ý kiến tại hội thảo.
Đại diện các HTX đóng góp ý kiến tại hội thảo.

Trao đổi tại hội thảo, đại diện các HTX cũng có những ý kiến, kiến nghị nhằm xây dựng vùng sản xuất lúa bền vững, như: Công ty cần phân biệt giữa giá lúa sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP với lúa sản xuất thông thường; khắc phục các vấn đề trong khâu vận chuyển; thống nhất phương thức thanh toán, giá cả; tích cực vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; ký kết tiêu thụ lúa gạo tạo niềm tin cho người dân; mong muốn công ty xây dựng nhà máy, cơ sở thu mua tại tỉnh để rút ngắn thời gian, giảm chi phí vận chuyển…

Phương Thảo


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.