Multimedia Đọc Báo in

Phát triển kinh tế theo mô hình vườn - ao - chuồng

08:18, 08/06/2022

Từ quê hương Thái Bình vào xã Ea Riêng (huyện M’Drắk) lập nghiệp từ năm 1983 nhưng suốt một thời gian dài gia đình anh Nguyễn Đức Thái vẫn loay hoay không biết phát triển kinh tế theo hướng nào để có hiệu quả, vì vậy cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Khoảng năm 2007, sau khi tham khảo thị trường cũng như các mô hình kinh tế có hiệu quả, anh Thái quyết định phát triển kinh tế theo mô hình vườn – ao – chuồng.

Anh Nguyễn Đức Thái chăm sóc đàn heo.

Ban đầu, gia đình anh đầu tư nuôi 1 - 2 con heo nái, 30 - 40 con heo thịt; nghiên cứu học hỏi để nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho đàn heo nên việc chăn nuôi đạt hiệu quả.

Năm 2010 anh mạnh dạn xây dựng trang trại chăn nuôi heo theo quy mô khép kín với diện tích trên 450 m2 gồm 2 chuồng nuôi heo nái và heo thịt riêng biệt, có hầm biogas để xử lý chất thải.

Hiện nay, lúc nào trang trại chăn nuôi của anh cũng có 18 - 20 con heo nái, 180 - 200 con heo thịt và heo sữa.

Thời điểm này mặc dù giá heo hơi xuống thấp, chỉ ở mức 54.000 - 55.000 đồng/kg, nhưng vẫn đem về cho gia đình anh thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Bên cạnh đó, gia đình anh còn mở rộng diện tích ao nuôi cá lên gần 2.000 m2 chủ yếu nuôi cá rô phi, trắm, chép và đầu tư trồng thêm cà phê, các cây ngắn ngày.

         Mỹ Sự - Thúy Diệp

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.