Multimedia Đọc Báo in

Tấn công lực lượng giữ rừng để cướp gỗ

18:06, 06/08/2021

Chiều 6-8, ông Nguyễn Phi Tiến, Phó Giám đốc phụ trách Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar cho biết, tại đơn vị vừa xảy ra một vụ lâm tặc tấn công lực lượng giữ rừng để cướp phương tiện và gỗ khai thác trái phép.

 

 

Theo đó, vào khoảng 21 giờ ngày 5-8, lực lượng bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar đang làm nhiệm vụ ở chốt chặn tại tiểu khu 704 (khu vực giáp ranh với xã Cư Pui, huyện Krông Bông) phát hiện 2 đối tượng đi trên 2 xe máy chở phía sau nhiều tấm gỗ từ trong rừng đi ra.

Sau khi lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe và đưa vào chốt để xử lý, các đối tượng đã rút dao ra chống đối. Sau đó, có thêm 5 đối tượng nữa đến, tiếp tục dùng dao đe dọa tấn công lực lượng giữ rừng rồi tẩu tán xe và gỗ.

Một chiếc xe chở gỗ bị các đối tượng cướp đi.

Cũng theo ông Tiến, tại tiểu khu 704 do đơn vị quản lý mấy năm trở lại đây tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản, phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật diễn ra hết sức phức tạp. Trước đó, vào sáng 26-7, tại tiểu khu 704 (thuộc địa phần hành chính xã Cư Bông, huyện Ea Kar), lực lượng quản lý, bảo vệ rừng của Công ty trong quá trình tuần tra đã phát hiện tại đây có 16 cây gỗ thuộc nhóm V và VI bị đốn hạ. Nhiều thân cây đã bị lấy đi, số gỗ còn sót lại tại hiện trường khoảng 9,3 m3.

Tại hiện trường có nhiều dấu vết xe độ chế để lại. Lần theo dấu vết xe đến địa phận thôn Ea Rớt (xã Cư Pui) lực lượng bảo vệ rừng phát hiện một xe độ chế chở 3 lóng gỗ nên yêu cầu dừng xe xử lý. Sau đó ít phút, có hơn 40 đối tượng kéo đến mang theo hung khí, đe dọa lực lượng chức năng sau đó thì tẩu tán phương tiện và gỗ tang vật đi nơi khác.

Vạn Tiếp


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.