Multimedia Đọc Báo in

Công an huyện Ea H’leo:

Bắt quả tang 2 đối tượng mua bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

17:11, 28/10/2022

Khoảng 18 giờ ngày 27/10, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy (Công an huyện Ea H’leo) nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc xuất hiện một số đối tượng tàng trữ, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn xã Ea H’leo.

Ngay lập tức, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy đã phối hợp cùng các đội nghiệp vụ và Công an xã Ea H’leo tiến hành điều tra, xác minh.

Qua đó, phát hiện Phạm Duy Anh (SN 1986) ở thôn 4 (xã Ea H’leo) điều khiển xe mô tô mang biển kiểm soát 47D1-542.10 đi từ trong nhà, chở theo 2 thùng giấy cát tông, lực lượng công an đã tiến hành yêu cầu dừng xe kiểm tra, phát hiện bên trong có 40 chai thuốc trừ cỏ hiệu Haihadup 480SL loại 900ml. Đồng thời kiểm tra sân nhà của Phạm Duy Anh, phát hiện thêm 13 thùng giấy cát tông, bên trong có 260 chai thuốc trừ cỏ hiệu Haihadup 480SL loại 900ml.

Hai đối tượng Phạm Duy Anh và Huỳnh Đình Giáp cùng số hàng hóa không rõ nguồn gốc tại cơ quan Công an huyện Ea H'leo.

​Tại thời điểm kiểm tra, Phạm Duy Anh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số thuốc trừ cỏ nêu trên. Phạm Duy Anh khai nhận mua số thuốc trừ cỏ này của ông Huỳnh Đình Giáp (SN 1985) ở thôn 2A (xã Ea H’leo) và đang vận chuyển đến rẫy để sử dụng trừ cỏ.

Ngay sau đó, Tổ công tác tiến hành kiểm tra khẩn cấp nhà ông Giáp và phát hiện tại nhà kho có 10 thùng giấy cát tông, bên trong có 200 chai thuốc trừ cỏ hiệu Haihadup 480SL loại 900ml. Ông Giáp khai nhận mua thuốc trừ cỏ trên trôi nổi trên thị trường để sử dụng trừ cỏ và bán lại cho Phạm Duy Anh để kiếm lời.

Hiện, vụ việc đang được Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ.

Hà Anh

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.