Multimedia Đọc Báo in

Thông qua Đề án giải thể Phòng Y tế thuộc UBND huyện Lắk

14:02, 29/08/2021

Tại kỳ họp thứ 2, HĐND huyện Lắk khóa XII nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã cho ý kiến, tán thành và thống nhất giải thể Phòng Y tế thuộc UBND huyện Lắk theo đề án đã trình trước đó.

Theo Đề án số 255/ĐA-UBND, ngày 10-8-2021 của UBND huyện Lắk thì qua 13 năm hoạt động (từ năm 2008), Phòng Y tế đã tham mưu cho UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực y tế và đạt được nhiều kết quả.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; đồng thời một số chức năng, nhiệm vụ của Phòng Y tế hiện đang trùng lặp với Trung tâm Y tế huyện, gây ra sự chồng chéo nên việc giải thể Phòng Y tế là  thực sự cần thiết.

Lực lượng y tế huyện Lắk lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 cho người dân ở xã Yang Tao. (Ảnh minh họa)
Lực lượng y tế huyện Lắk lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 cho người dân ở xã Yang Tao. (Ảnh minh họa)

Theo đó, sau khi giải thể Phòng Y tế thì chuyển chức năng quản lý nhà nước về y tế cho Văn phòng HĐND và UBND huyện Lắk; đồng thời nộp lại con dấu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về nhân sự thì hiện nay Phòng Y tế không có công chức lãnh đạo, vì vậy đối với công chức chuyên môn, UBND huyện sẽ thực hiện việc điều động, bố trí theo thẩm quyền; chuyển các biên chế (1 chuyên viên và 2 cán sự) cho Văn phòng HĐND và UBND huyện để  tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực y tế và các phòng chuyên môn khác bảo đảm trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm; đối với tài sản là phòng làm việc thì giao cho Văn phòng HĐND và UBND huyện tiếp nhận và quản lý theo quy định…

Sau khi Phòng Y tế giải thể, các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện công tác phối hợp trên lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế tại Văn phòng HĐND và UBND huyện. Các công việc tham mưu để thực hiện giải thể Phòng Y tế phải hoàn thành trước ngày 31-8-2021; Phòng Y tế chính thức giải thể kể từ ngày 1-9-2021.

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.