Multimedia Đọc Báo in

Ngành Y tế triển khai kế hoạch điều trị F0 tại nhà

21:52, 02/11/2021

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, ngày 2-11, Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch số 199/KH-SYT thiết lập cơ sở thu dung điều trị COVID-19.

Theo Kế hoạch, ngành Y tế sẽ thiết lập các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 gồm: Quản lý và chăm sóc F0 tại nhà và Trạm y tế lưu động; Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19; Bệnh viện/Trung tâm y tế được chuyển đổi công năng toàn bộ hoặc chuyển đổi công năng một phần thành cơ sở thu dung điều trị COVID-19.

Theo đó, sẽ áp dụng điều trị tại nhà, nơi cư trú đối với bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng và đáp ứng các tiêu chí của Bộ Y tế về chỉ định điều trị ngoại trú tại nhà, được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện.

Đối với 184 Trạm y tế lưu động trên địa bàn tỉnh, mỗi trạm sẽ theo dõi, điều trị từ 50-100 bệnh nhân được chỉ định điều trị tại nơi cư trú.

Khuôn viên Bệnh viện Dã chiến số 2 được đặt tại Trường Chính trị tỉnh.
Khuôn viên Bệnh viện Dã chiến số 2 được đặt tại Trường Chính trị tỉnh.

Đối với Bệnh viện dã chiến, sẽ đảm nhận điều trị khoảng 35% trong tổng số bệnh nhân COVID-19 của tỉnh. Hiện Đắk Lắk có 2 Bệnh viện dã chiến đang hoạt động và sắp tới sẽ thành lập thêm 2 Bệnh viện dã chiến nữa đảm bảo công suất sử dụng 3.800 giường.

Đối với các bệnh viện, trung tâm y tế được chuyển đổi công năng toàn bộ thành cơ sở thu dung, điều trị COVID -19, hiện toàn tỉnh có 3 đơn vị gồm: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh với quy mô 100 giường bệnh, tiếp nhận điều trị bệnh nhân tầng 2; Bệnh viện Đa khoa khu vực 333 có 300 giường, tiếp nhận điều trị bệnh nhân tầng 1 và 2; Trung tâm y tế huyện Krông Búk có 230 giường, tiếp nhận điều trị bệnh nhân tầng 1 và 2.

Khoa điều trị COVID-19 gồm có Khu Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và Khu điều trị COVID-19 tại Block E, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với tổng 590 giường bệnh.

Kim Hoàng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.