Multimedia Đọc Báo in

Hơn 271 tỷ đồng dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 

12:36, 07/12/2021

Sở Công thương cho biết, hiện đã có 10 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cam kết dự trữ hàng hóa thiết yếu với tổng trị giá hơn 271 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu mua sắm cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Đó là 10 doanh nghiệp: Co.op mart Buôn Ma Thuột, Co.op mart Buôn Hồ, Co.opmart Cư M’gar, Siêu thị E.B Buôn Ma Thuột, Mega Market (Metro cũ), Trung tâm Thương mại huyện Ea Kar, Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên, Công ty TNHH MTV Cà phê 721, Vinmart (Vincom), Hệ thống cửa hàng Bách Hóa Xanh.

Các doanh nghiệp trên cam kết dự trữ hàng bình ổn kéo dài hơn 2 tháng (từ ngày 15/12/2021 - 28/2/2022), chủ yếu là gạo, thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, bột ngọt, thực phẩm chế biến, rau, củ, quả, nhiên liệu, bánh, kẹo, mứt.

1
Hàng hóa bày bán tại Co.op mart Buôn Ma Thuột. (Ảnh minh hoạ)

Qua rà soát nhu cầu thị trường, lượng hàng hóa cần vào dịp Tết sắp đến dự kiến là 18.000 tấn gạo tẻ và gạo nếp, 3.600 tấn thịt lợn, 2.700 tấn rau, củ, quả, 1.260 tấn thủy hải sản… Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp kéo dài, Sở Công thương đã yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vừa dự trữ nguồn hàng, vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch trong quá trình sản xuất,kinh doanh theo quy định.

Hiện nay, hàng hóa đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân và với sự chuẩn bị của các doanh nghiệp dự kiến đáp ứng đủ hàng hóa cho dịp Tết. Trường hợp xảy ra khan hiếm, Sở Công thương sẽ điều chuyển hàng hóa đến điểm thiếu trong 24 giờ.

Sở Công thương cũng đã tham mưu UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.