Multimedia Đọc Báo in

Diễn đàn Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số

16:22, 16/09/2022

Sáng 16/9, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hội Nông dân tỉnh phối hợp Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tổ chức Diễn đàn Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số thông qua những sản phẩm OCOP.

Tham dự diễn đàn, 120 đại biểu là nông dân đến từ các địa phương trong tỉnh đã được tìm hiểu về tình hình sản xuất nông nghiệp trong nước và quốc tế. Cụ thể là các thông tin cơ bản về vai trò của nền nông nghiệp trong nước và quốc tế trong bối cảnh hiện đại; những chính sách nâng cao vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong việc hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, sáng tạo; cách thức Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ nông dân chuyển đổi số và từng bước tham gia kinh tế số; khái quát về tình hình chuyển đổi số trong nông nghiệp; những thế mạnh của nông nghiệp Đắk Lắk trong bối cảnh hội nhập kinh tế số...

Hoàng
Ông Nguyễn Khắc Toàn, Chánh Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thông tin về vai trò của ngành Nông nghiệp trong bối cảnh hiện đại.

Cùng với đó, các đại biểu đã thảo luận về chủ đề: “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số thông qua những sản phẩm OCOP cho cán bộ, hội viên nông dân”. 

Các đại biểu trình bày ý kiến tại diễn đàn
Đại diện nông dân trình bày ý kiến tại diễn đàn.

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030, Đắk Lắk đã đạt được những kết quả quan trọng. Toàn tỉnh hiện có hơn 70 sản phẩm OCOP.

Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cấp chất lượng cho các sản phẩm đã được cấp chứng nhận; phấn đấu mỗi năm có khoảng 50 sản phẩm đạt sao OCOP cấp tỉnh, nâng cấp, chuẩn hóa, hoàn thiện các sản phẩm OCOP, có ít nhất 3 sản phẩm đạt 5 sao OCOP quốc gia…

Để thực hiện điều đó buộc phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong chuỗi sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp nói chung và thăng hạng cho sản phẩm OCOP.

Nông dân đã nêu các câu hỏi liên quan đến việc xây dựng sản phẩm OCOP; thăng hạng sản phẩm OCOP; thương mại sản phẩm OCOP... và được đơn vị tổ chức giải đáp, định hướng cụ thể.

Các đại biểu chủ trì diễn đàn
Các đại biểu chủ trì diễn đàn.

Các đại biểu cho rằng,  để hội nhập, nông dân vừa phải sản xuất tốt vừa phải ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh chuyển đổi số trong khâu tiêu thụ; tham gia vào các sàn thương mại điện tử nhằm hướng tới việc tự bán sản phẩm để từng bước điều chỉnh, nâng cấp sản phẩm của mình, từng bước tham gia thị trường toàn cầu với chi phí thấp nhất có thể...  

Được biết, diễn đàn nằm trong Dự án “Nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ và hội viên nông dân về khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số, tích cực tham gia chương trình OCOP tại địa phương”.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.