Multimedia Đọc Báo in

Nông dân khẩn trương thu hoạch lúa trước ảnh hưởng bão số 4

22:41, 27/09/2022

Ngay khi có thông báo về tình hình cơn bão số 4 và kế hoạch vận hành điều tiết nước của công trình thủy lợi Krông Búk hạ, người dân ở vùng hạ du đã khẩn trương thu hoạch lúa với phương châm "Xanh nhà hơn già đồng".

Cánh đồng thuộc thôn 9, thôn 11 (xã Ea Kly, huyện Krông Pắc), với khoảng 500 ha, là vùng trũng nằm ở khu vực hạ lưu của hồ Krông Búk hạ. Hằng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của nguồn nước xả lũ từ hồ Krông Búk hạ, cũng như nước từ các suối ở khu vực đổ về.

Những ngày qua, trên địa bàn huyện có mưa lớn, nước ở suối dâng cao tràn vào cánh đồng đã khiến cho hơn 100 ha bị ngập sâu trong nước. Trước tình hình đó, xã đã huy động hơn 10 máy gặt hỗ trợ người dân thu hoạch ở những chân ruộng cao và huy động lực lượng gặt ở những thửa ruộng đã bị ngập nước.

Đến thời điểm này bà con cũng đã thu hoạch được 20 - 25% diện tích. Xã cũng đang tiếp tục chỉ đạo bà con có thể gặt cả đêm trước khi cơn bão đến cũng như trước thời điểm hồ chứa Krông Búk hạ mở tràn điều tiết nước.

Dưới đây là những hình ảnh được phóng viên Báo Đắk Lắk ghi nhận vào chiều 27/9:

ảnh
Người dân thôn 9, xã Ea Kly dầm mình trong nước để thu hoạch từng bó lúa.
ảnh
Bà Nguyễn Thị Mừng phải dùng ghe để đẩy từng bó lúa vào bờ.
ảnh
Những chân ruộng nước cạn hơn, người dân mất gần cả giờ đồng hồ lội trong bùn mới có thể đẩy được các bao lúa lên bờ.
ảnh
Các bó lúa được vận chuyển từ ghe lên xe máy cày để chở về nhà.
ảnh
Những hạt lúa chín bị rơi khỏi bông cũng được nông dân nhặt để mang về.
ảnh
Các bao lúa được nông dân cột lại cẩn thận.
ảnh
Nông dân xót xa nhìn những bông lúa bị rụng nhiều do ngâm trong nước.
ảnh
Những chuyến xe máy cày chở từng bó lúa về nhà và người dân ở đây chỉ mong rằng ngày mai trời sẽ chưa mưa để bà con kịp thu hoạch hết.

Thuận Nguyễn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.