Multimedia Đọc Báo in

12 doanh nghiệp đăng ký Chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

17:47, 23/02/2023

Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 cho biết, các tour du lịch trải nghiệm, khám phá các sản phẩm du lịch mới là một trong 18 hoạt động chính của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8. Để phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm, hiện nay đã có 12 doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh đăng ký, xây dựng 42 chương trình tour du lịch trong thời gian diễn ra Lễ hội từ ngày 10 - 14/3.

Cùng với các hoạt động triển lãm, hội thảo, quảng bá và tôn vinh người trồng cà phê, trong khuôn khổ của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 còn có hoạt động hành trình du lịch và tổ chức các tour du lịch trải nghiệm. Liên quan đến nội dung này ngày 13/2/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 65 phê duyệt 42 chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội cho 12 doanh nghiệp lữ hành.

Ngày 22/2, Ban tổ chức Lễ hội đã ban hành văn bản chỉ đạo, tuyên truyền, giới thiệu các chương trình tour du lịch trong thời gian diễn ra Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đến với người dân, du khách trong và ngoài nước.

Tour raftin chèo thuyền vượt thác phục vụ
Du khách trải nghiệm chèo thuyền vượt thác tại Khu du lịch sinh thái Dray Nur.

Các chương trình tour được doanh nghiệp xây dựng linh động, đa dạng với nhiều sự lựa chọn cho du khách. Tour 1 ngày, tour 3 ngày 2 đêm hoặc 4 ngày 3 đêm, trong đó tour 4 ngày 3 đêm được các đơn vị dịch vụ lữ hành thiết kế sát với các hoạt động của Lễ hội để tạo điều kiện cho du khách tham gia. Các chương trình tour du lịch đều hướng đến tiêu chí “Khỏe thể chất - Mạnh tinh thần - Tràn đầy năng lượng mới”.

Trong đó có nhiều tour hấp dẫn, hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách, như: Tour raftin chèo thuyền vượt thác, Tour xe siêu địa hình băng rừng vượt thác, Tour Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột “Buôn Ma Thuột – Thành phố cà phê của thế giới”…

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.