Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: 1.310 lao động được giải quyết việc làm

10:34, 24/07/2024

6 tháng đầu năm 2024, huyện Krông Bông đã giới thiệu và giải quyết việc làm cho 1.310 lao động (đạt 50,2% kế hoạch).

Trong đó có 550 lao động làm việc trong tỉnh, 760 lao động làm việc ngoài tỉnh và 20 lao động làm việc ở ngoài nước (tập trung chủ yếu tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông…).

Qua đó, đã giúp cho một bộ phận lao động trên địa bàn huyện có việc làm ổn định, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống; góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế tại địa phương.

Nhờ có người thân đi xuất khẩu lao động, nhiều gia đình trên địa bàn huyện Krông Bông có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình. Ảnh minh họa
Nhờ có người thân đi xuất khẩu lao động, nhiều gia đình trên địa bàn huyện Krông Bông có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình. (Ảnh minh họa)

Theo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Krông Bông, đây là kết quả của việc các ngành chức năng của huyện đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện có hiệu quả những giải pháp tạo việc làm cho người lao động tại địa phương như: tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các xã; tư vấn, hướng nghiệp cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương; tuyên truyền, vận động người lao động tham gia Ngày hội việc làm tỉnh; tuyên truyền chính sách hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng cho người dân ở các buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; thực hiện các chính sách hỗ trợ của huyện đối với lao động tham gia làm việc ở nước ngoài (chi phí đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, hỗ trợ vay vốn)…

Bên cạnh đó, thông qua Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, huyện đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho 205 hộ có nhu cầu về vốn ở các xã khó khăn vay, với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng. 

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.