Multimedia Đọc Báo in

Huyện Lắk: Gần 327 ha lúa nước và hoa màu bị ngập lụt

19:16, 21/07/2024

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lắk cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 18 – 21/7/2024 trên địa bàn huyện có mưa vừa và mưa to, khiến hàng trăm héc ta lúa nước và hoa màu ở các địa phương bị ngập lụt.

Cụ thể, tính đến 16 giờ ngày 21/7/2024 trên địa bàn huyện có gần 327 ha lúa nước và hoa màu bị ngập lụt. Trong đó, xã Đắk Liêng 170 ha; xã Đắk Nuê gần 65 ha; thị trấn Liên Sơn 10 ha; xã Buôn Triết 30 ha; xã Buôn Tría 40 ha; xã Bông Krang 5 ha; xã Yang Tao 5 ha và xã Đắk Phơi hơn 2 ha.

Ngoài ra, trong ngày 20/7, tại xã Đắk Liêng cũng ghi nhận 50 ngôi nhà bị ngập cục bộ, sau khi nước rút bà con đã tập trung dọn dẹp vệ sinh nhà cửa.

Cánh đồng trên địa bàn xã Buôn Tría bị ngập lụt.
Một đoạn đường giao thông và cánh đồng trên địa bàn xã Buôn Tría bị ngập do mưa lớn.

Trước đó, UBND huyện Lắk đã có văn bản yêu cầu UBND các xã, thị trấn theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn, thông tin kịp thời đến chính quyền địa phương, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. Tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Chi nhánh huyện Lắk - Công ty TNHH Một thành viên quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk rà soát, lập danh mục các hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng, có nguy cơ mất an toàn cao. Trên cơ sở đó, có biện pháp, giải pháp bảo đảm an toàn cho các hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2024.

Các phòng, ban, cơ quan khác căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế để chủ động phòng ngừa, thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, lấy sự an toàn của người dân là điều kiện tiên quyết trong công tác phòng, chống thiên tai.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.