Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Ana: Sắp xếp ổn định đời sống cho người dân trở về địa phương

16:47, 05/08/2021

UBND huyện Krông Ana cho biết, tính đến ngày 4-8, toàn huyện đã có 8.419 trường hợp đang học tập, làm việc từ các tỉnh, thành phố trở về địa phương.  

Trong đó, nhiều nhất là thị trấn Buôn Trấp có 2.160 trường hợp, xã Ea Bông 1.162 trường hợp, xã Ea Na 1.216 trường hợp; các xã Bình Hòa, Quảng Điền, Dur Kmăl, Dray Sáp, Băng Adrênh mỗi xã dưới 1.000 trường hợp.

Các trường hợp công dân được tỉnh hỗ trợ về đều đã được test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 và được hướng dẫn về cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày. Những người trở về tự phát được địa phương hướng dẫn khai báo y tế tại cơ sở y tế nơi cư trú, trường hợp nào có dấu hiệu nghi ngờ thì được test nhanh với SARS-CoV-2, sau đó cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly trên địa bàn để ngành y tế tiếp tục theo dõi. 

Hiện tại, huyện có 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đang cách ly và điều trị tại TP. Buôn Ma Thuột; 31 trường hợp đang cách ly tập trung tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú - THCS huyện và 2.111 trường hợp cách ly y tế tại gia đình. 

UBND xã Băng Adrênh
Đại diện lãnh đạo xã Băng Adrênh hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các gia đình có người thực hiện cách ly y tế tại nhà

Để đảm bảo ổn định đời sống của người dân, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân chủ động, phối hợp thực hiện các biện pháp phòng dịch, tránh gây hoang mang, lo lắng. Đồng thời chủ động quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu để các gia đình có trường hợp cách ly y tế tại nhà bảo đảm sinh hoạt thường ngày. Trong đó đặc biệt quan tâm đến những người yếu thế như hộ nghèo, người già, trẻ em, người neo đơn, gia đình chính sách, người có bệnh và phụ nữ mang thai…

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.