Multimedia Đọc Báo in

Hội hưu trí Agribank Đắk Lắk: Phát huy tinh thần "Tuổi cao gương sáng"

18:44, 01/10/2021

Hội hưu trí Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Đắk Lắk (Agribank Đắk Lắk) được thành lập theo Quyết định số 1477/QĐ-UBND, ngày 26-5-2016, của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. 

Theo đó, Hội hưu trí Agribank Đắk Lắk là tổ chức tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được UBND tỉnh phê duyệt và theo quy định của pháp luật hiện hành. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; tự bảo đảm kinh phí (kinh phí hoạt động của Hội chủ yếu từ nguồn hội phí do hội viên đóng góp hàng năm và nguồn hỗ trợ của Agribank) và phương tiện hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ban Chấp hành Hội hưu trí Agribank Đắk Lắk tặng quà và chúc sức khỏe các hội viên có tuổi từ 70 trở lên
Ban Chấp hành Hội hưu trí Agribank Đắk Lắk tặng quà và chúc sức khỏe các hội viên có tuổi từ 70 trở lên

Khi mới thành lập, Hội có 120 hội viên, bao gồm cán bộ hưu trí thuộc các đơn vị Agribank trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó có 17 hội viên từ 70 tuổi trở lên sinh hoạt tại 9 tổ trực thuộc. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, đến nay Hội hưu trí Agribank Đắk Lắk có gần 180 hội viên, trong đó có 34 hội viên tuổi từ 70 trở lên.

Ông Nguyễn Tố, nguyên Phó Giám đốc Agribank Đắk Lắk, Chủ tịch Hội hưu trí Agribank Đắk Lắk cho biết, với phương châm "Tuổi cao, gương sáng, ông/bà mẫu mực; sống khỏe sống có ích", các hội viên luôn gương mẫu trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tích cực các hoạt động của Hội cũng như tại địa phương nơi cư trú. Tuy đã nghỉ hưu, nhưng các cụ vẫn thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của đơn vị và có những đóng góp ý kiến, truyền đạt kinh nghiệm bổ ích cho đội ngũ cán bộ đương nhiệm. Đồng thời với bề dày kinh nghiệm và chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, các cụ là tấm gương sáng cho thế hệ con, cháu noi theo.

 Phan Quốc Lương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.