Multimedia Đọc Báo in

Thu hồi sổ hộ khẩu: Bất tiện vì chưa kết nối dữ liệu

16:46, 21/07/2022

Theo Luật Cư trú, từ ngày 1/7/2021, khi người dân đi làm thủ tục thay đổi nhân khẩu, công an cấp xã thực hiện thu hồi sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú. Trong khi đó, hệ thống dữ liệu dân cư chưa được kết nối và khai thác ở các cơ quan, đơn vị công - tư liên quan. Điều này đã dẫn đến nhiều bất tiện đối với người dân không còn giữ sổ hộ khẩu.

Anh T.D. (phường Tân Thành) chia sẻ, khi anh đi nhập sinh cho con thì cơ quan chức năng đã thu hồi sổ hộ khẩu. Cuối tháng 5 vừa qua, anh thực hiện giao dịch nhà đất nên phải đến Công an phường để xin giấy xác nhận thông tin cư trú. Đến đầu tháng 7, khi làm hồ sơ nhập học cho con, anh được nhà trường yêu cầu phải nộp sổ hộ khẩu gốc để đối chiếu, nếu không có sổ thì phải có giấy xác nhận cư trú. Anh lại đến Công an phường để xin xác nhận và theo quy định thì sau khi làm đơn xin xác nhận cư trú phải 3 ngày sau mới được nhận. Trong khi đó, phía trường học lại có thông báo thời gian nhận hồ sơ theo từng ngày buộc anh lại phải chạy lên trường để xin lùi thời gian nộp hồ sơ. Đến ngày hẹn, anh lên Công an phường để lấy giấy xác nhận cư trú thì được báo do hệ thống máy ở đây bị lỗi nên chưa làm được, hẹn hôm sau...

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Trong thực tế, rất nhiều giao dịch công, tư như việc mua bán, hợp đồng ủy quyền, di chúc, văn bản khai nhận/phân chia di sản, xin việc, đi học, kết hôn, chuyển cấp học… đều buộc phải có sổ hộ khẩu gốc hoặc giấy xác nhận thông tin cư trú, khi sổ đã được thu hồi thì người dân rất bất tiện khi cần thực hiện giao dịch như vậy.

Luật Cư trú và các văn bản pháp luật liên quan đều có quy định về việc kết nối, chia sẻ, dùng chung dữ liệu dân cư quốc gia giữa Bộ Công an với các bộ, ngành, cơ quan nhà nước, các tổ chức. Quy định có nêu rõ các yêu cầu về hạ tầng kết nối, trình tự, thủ tục kết nối, cấp quyền khai thác, phạm vi khai thác dữ liệu, bảo mật... rất chặt chẽ. Do đó, thiết nghĩ, các bộ ngành, cơ quan, tổ chức liên quan cần nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ điều kiện chuẩn về hạ tầng kết nối để sớm đưa vào khai thác dữ liệu, tạo thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.