Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học năm học 2022 - 2023

14:08, 12/08/2022

Ngày 12/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2021 - 2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023.

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.

Năm học 2021-2022 là năm thứ hai ngành Giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp. Để thích ứng và bảo đảm tiến độ dạy học trong hệ thống giáo dục toàn cầu, ngành Giáo dục lần đầu tiên tổ chức khai giảng theo hình thức trực tuyến; chương trình và nội dung giáo dục thay đổi theo hướng chỉ dạy học phần cốt lõi; gần 20 triệu học sinh, sinh viên chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng… Sự chuyển hướng tích cực đã giúp ngành thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch, tường bước khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.

Cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS, trong đó có 25/63 tỉnh, thành phố được Bộ GD-ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt tỷ lệ 40%24 (tăng 5% so với năm học trước). Cả nước đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; có 44/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt 69,84% (tăng gần 15,9%). 
Chất lượng giáo dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú dần được nâng lên, nhiều trường trở thành các cơ sở giáo dục dục có chất lượng tại các vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được tổ chức thành công với gần 990 ngàn thí sinh tham gia, đạt 98,75% tổng số thí sinh đăng ký dự thi. Đề thi có sự phân hóa phù hợp bảo đảm khách quan để xét công nhận tốt nghiệp và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Phổ điểm từng môn thi và phổ điểm các tổ hợp xét tuyển truyền thống được phân tích chi tiết và thông tin công khai…

Hoạt động giáo dục mũi nhọp tiếp tục đổi mới và đạt được kết quả tích cực. Kết thúc đợt thi Olympic khu vực, quốc tế năm 2022, có 37/39 học sinh đạt giải với 12 Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc, 9 Huy chương Đồng…

Năm học 2021-2022, tỉnh Đắk Lắk có tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia là 55,44%; tỷ lệ thôn, buôn có trường, lớp mẫu giáo đạt 100%; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 70%...

Chủ đề năm học 2022 - 2023 là “đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”. Toàn ngành tiếp tục hoàn thiện thể chế, tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý; chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh chụp qua màn hình
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh chụp qua màn hình

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, năm học 2021-2022 là năm học vượt khó của ngành Giáo dục. Bên cạnh những vấn đề tích cực thì ngành Giáo dục cũng cần phải nhìn những mặt chưa đạt được để khắc phục và cố gắng nhiều hơn trong năm học tới. Đặc biệt là năm học 2022-2023 ngành cần chú trọng hơn trong công tác quản lý nhà nước; khai thác có hiệu quả nguồn lực sẵn có trong hệ thống giáo dục để hỗ trợ tối đa cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong giáo dục; theo dõi sát sao kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng, các trường nghề để bảo đảm nguồn nhân lực cho tương lai…

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.