Multimedia Đọc Báo in

Ra mắt mô hình “Gia đình an toàn – xanh – sạch – đẹp – bản sắc” tại buôn Ko Tam

13:14, 24/09/2022

Chiều 23/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đã tổ chức ra mắt mô hình “Gia đình an toàn – xanh – sạch – đẹp – bản sắc” tại buôn Ko Tam.

Mô hình có 47 hội viên Chi hội Phụ nữ buôn Ko Tam tham gia với các hoạt động nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ và cộng đồng, tạo dựng môi trường sống trong lành, sạch đẹp, phát huy và bảo tồn những nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Tổ quản lý thực hiện mô hình “Gia đình an toàn – xanh – sạch – đẹp – bản sắc” buôn Ko Tam ra mắt tại buổi lễ.
Tổ quản lý thực hiện mô hình “Gia đình an toàn – xanh – sạch – đẹp – bản sắc” buôn Ko Tam ra mắt tại buổi lễ.

Tổ quản lý thực hiện mô hình sẽ duy trì sinh hoạt định kỳ hằng tháng nhằm theo dõi, khích lệ, hỗ trợ thành viên hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí: an toàn, xanh, sạch, đẹp, bản sắc. Trong đó có những nội dung, phần việc cụ thể như: nhà ở đảm bảo an toàn theo tiêu chí “3 cứng”, chủ động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, phòng chống thiên tai theo đặc thù địa phương, tích cực hưởng ứng phong trào “Mỗi phụ nữ một cây xanh”, vận động các thành viên trong gia đình thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, duy trì đánh chiêng, nấu rượu cần, dệt thổ cẩm...

Mô hình sẽ được sơ kết sau 1 năm hoạt động, làm cơ sở cho Hội Liên hiêp Phụ nữ xã Ea Tu nhân rộng trên địa bàn.

Tiết mục diễn tấu chiêng đồng của đội chiêng buôn Ko Tam.
Tiết mục diễn tấu chiêng đồng của đội chiêng buôn Ko Tam.

Tại lễ ra mắt, Chi hội Phụ nữ buôn Ko tam cũng tổ chức khai giảng lớp truyền dạy diễn tấu chiêng tre, chiêng đồng cho 17 hội viên phụ nữ là thành viên của mô hình. Lớp truyền dạy do hai nghệ nhân của buôn là Y Drin Niê và Y Ngoăn Êban phụ trách.

Đinh Nga


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.