Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường các hoạt động phối hợp bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái trên địa bàn tỉnh

13:02, 24/09/2022

Ngày 23/9, Hội LHPN tỉnh, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chương trình phối hợp công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2022 (gọi tắt là Chương trình số 145).

Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Đại diện các đơn vị dự hội nghị tổng kết.
Đại diện các đơn vị dự hội nghị tổng kết.

Trên cơ sở Chương trình số 145, những năm qua, các đơn vị đã bám sát mục đích, yêu cầu để vận dụng, tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, góp phần huy động sự quan tâm vào cuộc của các cơ quan, ban ngành và cộng đồng trong công tác bảo vệ an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái.

Trong đó, Công an các cấp đã tăng cường phối hợp liên ngành thực hiện tốt các biện pháp điều tra thân thiện với cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, dịch vụ y tế, hỗ trợ tâm lý, phúc lợi xã hội; tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin, số liệu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em. Toà án Nhân dân cấp tỉnh, huyện đã mời Hội LHPN cùng cấp tham gia hoạt động tố tụng đối với những vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến phụ nữ, trẻ em theo quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh HYm Kđoh phát biểu tại hội nghị.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh H'Yim Kđoh phát biểu tại hội nghị.

Hội Phụ nữ cơ sở cũng đã phát huy vai trò, trách nhiệm tổ hòa giải, tổ tư vấn pháp luật tại địa phương; tích cực theo dõi, giám sát, thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin từ ngành chức năng, thúc đẩy việc phối hợp giải quyết các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái.

Công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố tội phạm xâm hại trẻ em và phụ nữ luôn được các bên quan tâm, thực hiện theo đúng quy định pháp luật, chức năng, nhiệm vụ của từng ngành.

Các cấp Hội LHPN tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động của 184 “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng; xây dựng, nhân rộng 78 Tổ tư vấn cộng đồng tại các địa phương nhằm hỗ trợ kiến thức về pháp luật và kịp thời giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Các thành viên tham gia Tổ tư vấn, nhất là thành viên đại diện các ngành Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát đã phát huy vai trò trách nhiệm, tích cực phối hợp với Hội LHPN địa phương, qua đó đã tư vấn trực tiếp cho 3.480 lượt hội viên, phụ nữ về chế độ, chính sách liên quan đến tranh chấp đất đai, chia tài sản sau ly hôn, việc cấp giấy khai sinh cho con khi cha, mẹ chưa đến tuổi kết hôn theo quy định.

Nhờ đó, trong giai đoạn 2019 – 2022, tội phạm xâm hại trẻ em giảm 17 vụ (11,8%), xâm hại phụ nữ giảm 28 vụ (18,91%) so với cùng kỳ giai đoạn 2016 – 2019.

Đại diện các đơn vị tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân xuất sắc.
Đại diện các đơn vị tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân xuất sắc.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh ghi nhận và đánh giá cao việc triển khai phối hợp thực hiện Chương trình số 145 giai đoạn 2019 – 2022 của các đơn vị. Đồng chí đề nghị các đơn vị có liên quan cần tiếp tục tổ chức, triển khai các hoạt động thiết thực, phù hợp, lên tiếng can thiệp kịp thời nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, nhất là trẻ em gái trên địa bàn tỉnh; hằng năm cần phối hơp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ Hội các cấp, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm nhân dân; thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý thông tin, tin báo, đơn thư tố giác tội phạm có liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát liên ngành về thực hành chính sách pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái trên địa bàn…

Nhân dịp này, các đơn vị đã tặng Bằng khen cho 8 tập thể, 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 - 2022.

Vân Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.