Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo góp ý các dự thảo hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống mại dâm

14:45, 17/11/2022

Sáng 17/11, tại TP. Buôn Ma Thuột, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức Khai mạc Hội thảo góp ý các dự thảo hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống mại dâm

Tham dự hội thảo có đại diện Sở LĐ-TB&XH của 21 tỉnh, thành phố. Ông Trần Ngọc Túy, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội chủ trì hội thảo.

Đại biểu tham dự hội nghị
Đại biểu tham dự hội nghị

Trong thời gian 2 ngày (17 và 18/11), các đại biểu được nghe trình bày nội dung của 2 dự thảo. Đối với Dự thảo hướng dẫn triển khai thí điểm các mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội, hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm. Qua đó, tập trung góp ý, trao đổi ý kiến về các vấn đề liên quan như: chính sách, dịch vụ triển khai thí điểm; tiêu chí lựa chọn đối tượng hỗ trợ; cơ chế thực hiện về vai trò, trách nhiệm các bên liên quan; định mức kinh tế - kỹ thuật thực hiện thí điểm; các hoạt động của mô hình, các bước xây dựng mô hình…

Đối với Dự thảo Bộ tài liệu truyền thông, tuyên truyền về phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025, đại biểu sẽ góp ý về những nội dung: chính sách, pháp luật, biện pháp phòng ngừa mại dâm; tình hình mại dâm hiện nay; chính sách, pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật, tội phạm liên quan đến mại dâm; chính sách, pháp luật về hỗ trợ giảm tác hại, hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm; trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan có liên quan trong phòng, chống mại dâm; một số vấn đề về quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật quốc tế và Việt Nam…

a
Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội - Trần Ngọc Túy phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Ngọc Túy, Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội chia sẻ, việc lấy ý kiến đối với hai dự thảo trên nhằm triển khai hiệu quả một số dịch vụ hỗ trợ xã hội tại cộng đồng; xác định mô hình triển khai thành công để phổ biến, nhân rộng; đánh giá tính khả thi, chi phí thực tiễn của các chính sách, dịch vụ hỗ trợ xã hội làm cơ sở để ban hành chính sách, chế độ hỗ trợ. Cùng với đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm; góp phần ngăn ngừa phát sinh mới tệ nạn mại dâm, giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm đối với đời sống xã hội…

Thúy Hồng

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.