Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư Kuin tổ chức phiên giao dịch việc làm năm 2022

16:14, 09/12/2022

Sáng 9/12, UBND huyện Cư Kuin phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (thuộc Sở LĐ - TBXH) tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động tại xã Hòa Hiệp.

Tại phiên giao dịch, có 5 đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề tham gia với tổng nhu cầu tuyển dụng 427 vị trí việc làm trong nước và nước ngoài; trong đó có 247 vị trí việc làm tuyển dụng lao động nữ.

Các ngành nghề tuyển dụng chủ yếu là thợ điện, thợ hàn, đầu bếp, chế biến thực phẩm, may mặc, điện tử, trồng nấm trong nhà kính, giúp việc gia đình...

Người lao động tìm hiểu thông tin tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm.
Người lao động tìm hiểu thông tin tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm.

Phiên giao dịch việc làm đợt này thu hút khoảng 100 lao động ở 3 xã: Hòa Hiệp, Ea Bhốc, Drây Bhăng tham gia. Tại đây, người lao động đã được đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các đơn vị tuyển dụng và cơ sở đào tạo nghề tham gia phiên giao dịch việc làm thông tin về thị trường lao động, việc làm trong và ngoài tỉnh, thị trường xuất khẩu lao động tại một số nước; tư vấn chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với lao động đi làm việc tại nước ngoài; chính sách, chế độ khi tham gia đào tạo nghề nông thôn...

Đại diện Công ty TNHH nhân lực Cường Thịnh giới thiệu chương trình làm việc tại Nhật Bản cho người lao động tại phiên giao dịch việc làm.
Đại diện Công ty TNHH nhân lực Cường Thịnh giới thiệu chương trình làm việc tại Nhật Bản cho người lao động tại phiên giao dịch việc làm.

Theo đó, từ nay đến hết tháng 12/2022, UBND huyện sẽ tổ chức thêm 2 phiên giao dịch việc làm tại các xã trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động. Được biết, từ trong năm 2022, huyện Cư Kuin đã giải quyết việc làm cho 2.636 lao động.

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.