Multimedia Đọc Báo in

Triển khai tiêm gần 60.000 liều vắc-xin dại cho chó, mèo

10:27, 10/04/2023

Chi cục Chăn nuôi và Thú ý cho biết, toàn tỉnh đang triển khai tiêm gần 60.000 liều vắc-xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo năm 2023.

Trong đó, hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin miễn phí cho đàn chó, mèo thuộc đối tượng ưu tiên là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, với 32.926 liều; còn 26.950 liều có thu phí. Đối với chủ nuôi chó, mèo không được hỗ trợ, phải tự bảo đảm kinh phí mua vắc-xin dại và chi phí tiêm phòng cho đàn chó, mèo theo mức giá quy định. Mỗi con chó, mèo sau khi tiêm phòng sẽ được cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng.

ảnh
Cán bộ thú y tiêm vắc-xin dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn huyện Cư Kuin

Để công tác tiêm phòng vắc-xin dại đạt kết quả tốt nhất, Chi cục đã tổ chức tuyên truyền bằng xe lưu động ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố (mỗi huyện 1 ngày) trong thời gian tổ chức tiêm phòng. Đồng thời, chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã, thành phố: lập kế hoạch tiêm phòng trình UBND huyện, thị xã và thành phố phê duyệt; đặt điểm tiêm cố định tại Trạm Chăn nuôi và Thú y, Ban Thú y xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức đội tiêm phòng lưu động phục vụ người dân tận nhà...

Đến nay, 15 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đang đồng loạt ra quân triển khai công tác tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo từ 3 tháng tuổi trở lên, dự kiến đến cuối tháng 4/2023 sẽ kết thúc. Các cấp chính quyền cũng đang vào cuộc rất quyết liệt nhằm đẩy lùi bệnh dại ra khỏi cộng đồng.

Được biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Đắk Lắk đã ghi nhận 5 trường hợp chó mắc bệnh dại tại TP. Buôn Ma Thuột, huyện Krông Pắc và huyện Cư M’gar.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.