Multimedia Đọc Báo in

Đại hội Hội Nữ trí thức thức tỉnh lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

19:02, 19/05/2023

Chiều 19/5, Hội Nữ trí thức tỉnh đã tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Tham dự Đại hội có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nữ trí thức Việt Nam Phạm Thị Mỵ; Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam Nguyễn Thị Hồi; Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Tô Thị Tâm; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành hữu quan cùng 125 hội viên Hội Nữ trí thức tỉnh.

Đại biểu tham dự Đại hội
Đại biểu tham dự Đại hội.

Hội Nữ trí thức tỉnh hiện có 180 hội viên; trong đó, có 115 chị là đảng viên; 1 phó giáo sư, 12 tiến sĩ và 59 thạc sĩ. Nhiệm kỳ qua, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động, sáng tạo trong cách làm, sâu sát với hội viên; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động. Với lực lượng hội viên mạnh, có nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên công tác tư vấn, phản biện xã hội của Hội đã đóng góp hiệu quả trong quá trình xây dựng các chính sách về giáo dục, khoa học, công nghệ và bình đẳng giới. Hội cũng đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao vai trò của nữ trí thức trong nghiên cứu khoa học, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh Đắk Lắk.

a
Đại biểu bầu Ban Chấp hành Hội khóa II bằng hình thức giơ tay.

Bên cạnh đó, Hội Nữ trí thức tỉnh đã có nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa, hướng về cộng đồng như: Tổ chức các cuộc truyền thông và tư vấn pháp luật cộng đồng cho người dân TP. Buôn Ma Thuột; truyền thông giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại các huyện M’Đrắk, Ea H'leo, Buôn Đôn, Krông Búk; trao tặng học bổng cho học sinh nghèo; phối hợp tặng hàng trăm suất quà cho phụ nữ và trẻ em nghèo trên địa bàn tỉnh; vận động hỗ trợ hội viên, phụ nữ khó khăn, người dân đi làm ăn xa bị mất việc do dịch COVID-19; ủng hộ cuộc vận động chung tay phòng, chống dịch COVID-19 với tổng số tiền trên 500 triệu đồng; vận động hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo...

a
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nữ trí thức Việt Nam Phạm Thị Mỵ phát biểu tại Đại hội.

Trong nhiệm kỳ tới, Hội Nữ trí thức sẽ tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Hội vững mạnh; phát huy tính tự chủ, sáng tạo, hiệu quả của nữ trí thức trong công tác đào tạo, khoa học và công nghệ; thực hiện tốt công tác tư vấn, phản biện xã hội; tiếp tục đồng hành, hỗ trợ nữ trí thức phát huy hơn nữa vị trí, vai trò trong xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk; phát hiện, bồi dưỡng, hỗ trợ phát triển các tài năng nữ, có triển vọng và tôn vinh các nữ trí thức tài năng Việt Nam…

a
Ban Chấp hành mới ra mắt Đại hội.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nữ trí thức Việt Nam Phạm Thị Mỵ ghi nhận và đánh giá cao Hội Nữ trí thức tỉnh Đắk Lắk trong việc vận động nguồn lực để tổ chức các hoạt động vì cộng đồng, tạo hiệu ứng xã hội sâu rộng. Trong thời gian tới, Hội cần tập trung đổi mới phương thức hoạt động để đáp ứng những thay đổi đa dạng về độ tuổi, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động; tiếp tục chăm lo nâng cao trình độ nghề nghiệp, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất của nữ trí thức; tích cực bảo vệ các quyền lợi hợp pháp về nghề nghiệp và hoạt động sáng tạo của hội viên; phát hiện, bồi dưỡng và hỗ trợ phát triển các nữ trí thức trẻ có triển vọng; tích cực đổi mới phương thức để thu hút, tập hợp nhiều hơn nữa nữ trí thức, đặc biệt là nữ trí thức trẻ tham gia vào Hội…

Các tập thể và cá nhân nhận Bằng khen của Trung ương Hội
Các tập thể và cá nhân nhận Bằng khen của Trung ương Hội.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Nữ trí thức khóa II, nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 21 đồng chí.

Nhân dịp này, Hội Nữ trí thức Việt Nam tặng Bằng khen cho 1 tập thể và 7 cá nhân; UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 4 cá nhân; Hội LHPN tỉnh tặng Bằng khen 3 cá nhân; Liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh tặng Giấy khen 6 cá nhân; Hội Nữ trí thức tỉnh tặng Giấy khen 1 tập thể và 14 cá nhân có thành tích nhiều đóng góp cho phong trào, hoạt động Hội.

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.