Multimedia Đọc Báo in

Chú trọng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên thanh niên

16:09, 05/12/2023

Sáng 5/12, tại tỉnh Đắk Lắk, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị giao ban công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi Cụm Tây Nguyên năm 2023.

Các đồng chí: Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn; Lê Thanh Tú, Trưởng Ban Thanh niên xung phong (TNXP) Trung ương Đoàn, Chỉ huy trưởng Lực lượng TNXP Trung ương chủ trì Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Bám sát chủ đề “Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn”, các tổ chức Đoàn trong Cụm Tây Nguyên đã cụ thể hóa theo yêu cầu, điều kiện của địa phương, đơn vị, có những cách làm mới, sáng tạo, trọng tâm trọng điểm, phát huy được khả năng tìm tòi, đổi mới của đoàn viên thanh niên.

Từ đầu năm đến nay, các tỉnh trong Cụm đã triển khai hơn 3.200 công trình thanh niên, trong đó có 45 công trình thanh niên cấp tỉnh, tổng giá trị làm lợi 44,8 tỷ đồng. Các hoạt động tình nguyện tham gia đảm bảo an sinh xã hội được tập trung triển khai hướng về các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa; tăng cường huy động, xã hội hóa nguồn lực tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho thanh thiếu nhi và người dân có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, đặc thù thông qua các đợt tình nguyện cao điểm như “Tình nguyện Mùa đông”, “Xuân tình nguyện”, “Ngày thứ Bảy tình nguyện”.

Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương phát biểu tại Hội nghị.
Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương phát biểu tại Hội nghị.

Thực hiện phong trào Tuổi trẻ sáng tạo, cụm Tây Nguyên đã hiện thực hóa trên 25.000 ý tưởng sáng kiến trên các lĩnh vực đời sống xã hội với tổng giá trị hỗ trợ 164 triệu đồng. Công tác cán bộ Đoàn được chú trọng, tập trung nâng cao chất lượng, tạo nguồn cán bộ trẻ có đủ phẩm chất, năng lực, triển vọng giới thiệu vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền.

Năm 2023, toàn Cụm kết nạp được trên 69.300 đoàn viên. Các hoạt động chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng thu hút đông đảo thanh thiếu nhi tham gia, được cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp, các ngành và các lực lượng xã hội quan tâm, chăm lo, phối hợp.

Bí thư Tỉnh Đoàn Đắk Lắk H Giang Niê đóng góp ý kiến tại Hội nghị.
Bí thư Tỉnh Đoàn Đắk Lắk H Giang Niê đóng góp ý kiến tại Hội nghị.

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ một số kinh nghiệm, mô hình mới hiệu quả trong triển khai thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Đồng thời đề xuất một số ý kiến liên quan đến các nội dung như: Tăng cường nâng cao năng lực, nhận thức về đổi số cho thanh niên; quan tâm, hỗ trợ thêm kinh phí cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; có thêm các chương trình dành cho thanh niên dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; công tác phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên; tiếp tục chỉ đạo, định hướng về thực hiện các hoạt động chuyển đổi số; xem xét lựa chọn các tiện ích phù hợp với người dùng trong phần mềm quản lý đoàn viên, trên App Thanh niên Việt Nam…

Đại diện Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn giải đáp một số nội dung liên quan đến triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
Đại diện Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn giải đáp một số nội dung liên quan đến triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

Kết luận Hội nghị, Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương đề nghị, để triển khai hiệu quả các hoạt động trong thời gian tới, các Tỉnh Đoàn trong Cụm cần xác định sớm các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện tốt chủ đề công tác năm 2024 dự kiến là “Năm Thanh niên tình nguyện”; tổ chức các hoạt động tình nguyện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các địa bàn khó khăn; triển khai tốt hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động Đoàn; làm tốt công tác quy hoạch cán bộ Đoàn, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng; chú trọng các hoạt động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên thanh niên, đặc biệt là thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các sở, ban, ngành để tạo nguồn lực triển khai hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; tập trung tuyên truyền Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024 – 2029…

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.