Multimedia Đọc Báo in

Nhiều tài liệu về Hà Nội lần đầu được công bố

17:46, 17/08/2010
Sáng 17-8, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cùng Bảo tàng Hồ chí Minh và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng khai mạc Triển lãm "Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh - Những tháng năm giữ nước" qua tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Những bức ảnh quý về Hà Nội trước năm 1945, hình ảnh hào hùng thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và nhiều tài liệu về thủ đô lần đầu được công bố. Lần triển lãm này có 150 tài liệu, 100 hình ảnh và 50 hiện vật quý. Không chỉ có những hình ảnh về Hà Nội xưa (trước năm 1945), triển lãm còn trưng bày nhiều hình ảnh về cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc.
Dưới đây là một số hình ảnh tại triển lãm:
Ga xe điện Hà Nội trước năm 1945
Ga xe điện Hà Nội trước năm 1945
toàn cảnh lễ đài tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, ngày 2/9/1945. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Toàn cảnh lễ đài tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, ngày 2-9-1945. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trung đoàn Thủ Đô đi đầu về đến phố Hàng Gai - Hà Nội, ngày 10/10/1954.
Trung đoàn Thủ Đô đi đầu về đến phố Hàng Gai - Hà Nội, ngày 10-10-1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia tát nước chống hạn ở cánh đồng Quai Chảo, làng Tó, xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày 12/1/1958.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia tát nước chống hạn ở cánh đồng Quai Chảo, làng Tó, xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày 12-1-1958.
Cuối năm 1959, khi xem mô hình Quy hoạch Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Trong thiết kế phải đồng bộ đường sá, hệ thống thoát nước, lưới điện... tránh cản trở sự đi lại của nhân dân. Phải có quy hoạch trước, tránh làm rồi lại phá đi".
Cuối năm 1959, khi xem mô hình Quy hoạch Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Trong thiết kế phải đồng bộ đường sá, hệ thống thoát nước, lưới điện... tránh cản trở sự đi lại của nhân dân. Phải có quy hoạch trước, tránh làm rồi lại phá đi".
v
Ngày 10-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thiết lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội (sau này đổi tên thành ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội).
v
Giấy chứng minh số 305 chứng nhận Cụ Hồ Chí Minh là đại biểu tỉnh Hà Nội tại Toàn Quốc Đại biểu Đại hội năm 1946.
v
Năm 1955, Hội đồng Chính phủ quyết định đổi tên phố ở Hà Nội và những thành thị mới giải phóng.
v
Năm 1967, Hà Nội được thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất vì thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
v
Ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về ngày mở cuộc Tổng tuyển cử. Lần đầu tiên cụm từ "Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" được ghi trong văn bản này.
v
Sắc lệnh số 3 về Thiết quân luật do Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký ngày 1-9-1945.
v
Bản thông báo đặc biệt về việc Mỹ ném bom rải thảm bằng máy bay B52 hủy diệt các trung tâm dân cư ở thủ đô Hà Nội.
v
Thuyết minh Quy hoạch Thủy lợi Hà Nội năm 1962.
v
3 ngày sau lễ Tuyên ngôn Độc lập, Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp tiếp tục ký Sắc lệnh số 5 về quy định Quốc kỳ Việt Nam.
G.N
(Nguồn: VnE)

Ý kiến bạn đọc


(Video) Lan tỏa phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát
Nhờ sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương và chung tay ủng hộ của nhân dân, ước mơ về căn nhà khang trang của rất nhiều hộ nghèo tại tỉnh Đắk Lắk đã trở thành hiện thực.