Multimedia Đọc Báo in

Vinh danh Cây di sản Việt Nam đối với cây bồ đề ở buôn Jang Lành, xã Krông Na

18:45, 01/06/2015

Ngày 1-6, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh tổ chức lễ vinh danh và gắn biển Cây di sản Việt Nam đối với cây bồ đề tại sân Nhà văn hóa cộng đồng buôn Jang Lành, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.

Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Dhăm Ênuôl, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Dhăm Ênuôl phát biểu tại buổi lễ

Cây bồ đề có tuổi đời 132 năm, đường kính gốc 271,9 cm, chiều cao cây 28,8 mét, bán kính tán lá trung bình 13,5 mét. Theo người dân trong buôn Jang Lành, cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, do một nhà sư từ nước Lào đã trồng trong quá trình truyền bá đạo Phật vào Bản Đôn.

a
Đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho chính quyền địa phương

Việc vinh danh Cây di sản Việt Nam đối với cây bồ đề nhằm bảo tồn những loài cây có ý nghĩa về mặt sinh học, văn hóa tâm linh, tiềm năng du lịch và truyền thống lịch sử. Đồng thời, góp phần giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Được biết, đây là cây cổ thụ thứ 4 của tỉnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam.

a
Các đại biểu gắn biển Cây di sản Việt Nam cho cây bồ đề

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Dhăm Ênuôl khẳng định cây bồ đề ở buôn Jang Lành được vinh danh Cây di sản Việt Nam là minh chứng của công tác bảo vệ cây lâu năm luôn được đồng bào các dân tộc trong tỉnh quan tâm, coi trọng.

a
Cây bồ đề buôn Jang Lành là Cây di sản Việt Nam thứ 4 của tỉnh được vinh danh

Đồng thời, yêu cầu các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ thiên nhiên và môi trường, bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc.

 Thúy Hồng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.