Multimedia Đọc Báo in

Cấp sổ theo dõi nuôi nhốt động vật hoang dã miễn phí cho người nuôi Nai

09:36, 06/05/2019

Hạt Kiểm lâm TP. Buôn Ma Thuột vừa tiến hành cấp phát sổ theo dõi hoạt động nuôi nhốt động vật hoang dã miễn phí và hướng dẫn việc ghi chép, cập nhật số lượng nai của từng hộ vào sổ đúng với quy định của pháp luật cho 362 hộ chăn nuôi nai ở xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột.

Ông Đỗ Ngọc Dũng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP. Buôn Ma Thuột cho biết, theo quy định, người nuôi động vật rừng thông thường như loài nai phải thực hiện việc ghi chép vào sổ theo dõi vật nuôi theo mẫu ban hành kèm Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, sau đó thông báo cho kiểm lâm cơ sở để xác nhận, theo dõi và quản lý. Mẫu sổ này người nuôi phải tải trên mạng Internet, in ra và ghi chép theo quy định, kiểm lâm cơ sở chỉ đến kiểm tra, xác nhận. 

Kiểm lâm TP. Buôn Ma Thuột phát sổ theo dõi hoạt động nuôi nhốt động vật hoang dã cho người nuôi nai ở xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột
Kiểm lâm TP. Buôn Ma Thuột phát sổ theo dõi hoạt động nuôi nhốt động vật hoang dã cho người nuôi nai ở xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột

Tuy nhiên, do các hộ nuôi động vật rừng chủ yếu là nông dân, hầu hết chưa nắm bắt được các quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục cũng như điều kiện gây nuôi động vật hoang dã nên đơn vị đã tiến hành rà soát, thống kê tình hình gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn, hỗ trợ người dân in sổ theo dõi và hướng dẫn việc ghi chép đúng quy định.

Trang trai nuôi nai với quy mô 36 con của anh Trần Đình Đạm ở thôn 2, xã Cư Êbur, TP.Buôn Ma Thuột
Trang trai nuôi nai với quy mô 36 con của anh Trần Đình Đạm ở thôn 2, xã Cư Êbur, TP.Buôn Ma Thuột

Được biết, trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột hiện có 403 cơ sở nuôi động vật hoang dã gồm 19 loài với 4.147 cá thể. Trong đó, xã Cư Êbur có số hộ nuôi động vật hoang dã nhiều nhất với 362 hộ gồm 1.186 cá thể, chủ yếu là nai.

Vạn Tiếp


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.