Multimedia Đọc Báo in

Phát hiện và tiêu hủy trên 4 tấn thuốc Ama Kông không rõ nguồn gốc

17:46, 04/06/2019
Thượng tá Bùi Trọng Tuấn, Trưởng Phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an tỉnh cho biết, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) vừa phát hiện và tiêu hủy trên 4 tấn thuốc Ama Kông không rõ nguồn gốc. 
 
Thời gian qua, trước thực trạng thuốc Ama Kông không rõ nguồn gốc được sản xuất, lưu hành khá nhiều trên thị trường, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) đã tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm. Qua kiểm tra 10 cơ sở kinh doanh thuốc Ama Kông trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và 2 huyện Buôn Đôn, Lắk đã phát hiện và thu giữ trên 4 tấn nguyên liệu không rõ nguồn gốc .
 
1
Lực lượng Công an lập biên bản thu giữ tang vật tại gia đình bà Nguyễn Thị Thiết (buôn Ea Ma, xã Krông Ana, huyện Buôn Đôn).
 
Trong đó có 2,5 tấn phát hiện tại cơ sở kinh doanh của gia đình bà Nguyễn Thị Thiết (trú buôn Ea Ma) và gia đình ông Phạm Văn Khoái (trú buôn Trí A, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn); 20 gói tại gia đình ông Hồ Việt Sang (xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột).
 
Công an tỉnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 30 triệu đồng đối với các cơ sở vi phạm và tiêu hủy toàn bộ số thuốc Ama Kông giả này. 
 
1
Nguyên liệu dùng để làm thuốc Ama Kông không rõ nguồn gốc bị lực lượng chức năng thu giữ.

Được biết, thuốc Ama Kông được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 197749, ngày 20-12-2012 cho ông Khăm Phết Lào (buôn Ko Tam, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột). Thuốc Ama Kông thuộc nhóm thảo mộc, được tỉnh lựa chọn là một trong 27 sản phẩm chủ lực Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Đắk Lắk.

Hiện nay, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) của tỉnh tăng cường kiểm tra, lấy mẫu các mặt hàng Ama Kông đang được lưu hành trên địa bàn, nếu phát hiện thuốc giả, không rõ nguồn gốc sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật.
 

Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.