Multimedia Đọc Báo in

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư

18:34, 10/09/2020
Chiều 10-9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị đã chủ trì cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
 
Tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoài Dương; đại diện các sở, ngành, địa phương và các đơn vị, doanh nghiệp liên quan.
 
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị phát biểu tại cuộc họp.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị phát biểu tại cuộc họp.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã nghe nhà đầu tư, đại diện các sở, ngành chia sẻ, báo cáo về những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết thủ tục đầu tư, triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh, gồm: Dự án công trình khai thác đá Granit làm ốp lát và vật liệu xây dựng tại xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo) của Công ty Cổ phần Đầu tư Nguyên Tuấn; Dự án đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) của Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Dịch vụ Nhật Nam; Cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp tại xã Ia Lốp, xã Ia Rvê (huyện Ea Súp) và Dự án xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân Thiện - Cư M’gar tại xã Ea Kpam (huyện Cư M’gar) của Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk.

Đối với Dự án công trình khai thác đá Granit làm ốp lát và vật liệu xây dựng tại xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo), Công ty Cổ phần Đầu tư Nguyên Tuấn kiến nghị UBND tỉnh sớm xem xét, hướng dẫn giải quyết thủ tục để quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với dự án.

Các đại biểu tham dự cuộc họp.
Các đại biểu tham dự cuộc họp.
 
Đối với Dự án đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) của Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Dịch vụ Nhật Nam do khu đất đề xuất thực hiện dự án thuộc tài sản công và chưa được sắp xếp, xử lý theo quyết định đã được UBND tỉnh phê duyệt nên chưa có cơ sở để giải quyết đề xuất thực hiện dự án.
 
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoài Dương
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoài Dương phát biểu tại cuộc họp.
 
Đối với Cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp tại xã Ia Lốp và Ia Rvê (huyện Ea Súp) gồm 5 nhà máy điện, Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh hướng dẫn việc kéo đường dây 500kv do một số điểm dưới hành lang tuyến vướng cây rừng tự nhiên; giảm bớt thủ tục, rút ngắn thời gian để Công ty đền bù giải phóng mặt bằng diện tích đất sản xuất của người dân mà hạng mục đường dây 110kv của Cụm dự án đi qua; hướng dẫn cụ thể về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo Luật Quy hoạch.
 
Đối với Dự án xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân Thiện - Cư M’gar tại xã Ea Kpam (huyện Cư M’gar), Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk đã chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, ký quỹ và nộp hồ sơ xin giao đất nhưng đến nay vẫn chưa thể nhận bàn giao đất để thực hiện dự án.
 
Đại diện Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk kiến nghị tại cuộc họp.
Đại diện Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk nêu kiến nghị tại cuộc họp.
 
Sau khi nghe doanh nghiệp, nhà đầu tư trình bày những vướng mắc, nêu kiến nghị, đại diện lãnh đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan đã thảo luận và đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án. 
 
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chia sẻ những khó khăn, vướng mắc đối với các nhà đầu tư trong việc triển khai, thực hiện các dự án. Đồng thời giao cho các sở, ngành, địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp, hoàn thiện những báo cáo, tham mưu các thủ tục cần thiết theo quy định, sớm trình UBND tỉnh xem xét, tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án, nhằm đảm bảo các dự án được triển khai hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
 
Khả Lê
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.