Multimedia Đọc Báo in

Huyện Buôn Đôn

Hơn 260 triệu đồng hỗ trợ, chia sẻ mùa dịch COVID-19

16:25, 18/06/2021

Với tinh thần đồng hành cùng các địa phương trong cả nước vượt qua dịch bệnh COVID-19, các cơ quan, ban, ngành huyện Buôn Đôn cùng người dân trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản sẻ chia với nông dân bị ảnh hưởng và ủng Quỹ phòng chống COVID-19, với tổng trị giá hơn 260 triệu đồng.

Cụ thể, Trong 2 ngày 17 và 18-6, các điểm kết nối bán vải thiều Bắc Giang tại Quảng trường trung tâm huyện; Trung tâm Du lịch Bản Đôn và 7 xã Ea Bar, Ea Nuôl, Cuôr Knia, Tân Hòa, Ea Wer, Ea Huar, Krông Na của Huyện Đoàn Buôn Đôn và Hội Liên hiệp phụ nữ huyện phát động đã tiêu thụ hơn 2,6 tấn với tổng trị giá gần 80 triệu đồng.

ĐIểm kết nối tiêu thụ vải thiều Bắc Giang của Huyện Đoàn Buôn Đôn tại Quãng trường trung tâm huyện.
Điểm kết nối tiêu thụ vải thiều Bắc Giang của Huyện Đoàn Buôn Đôn.

Trước đó, ngày 14-6, tập thể cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Buôn Đôn mua tổng cộng 1,1 tấn vải với trị giá hơn 30 triệu đồng.

Không chỉ riêng vải thiều Bắc Giang, Hội Nông dân huyện Buôn Đôn cũng đã vận động các cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn tiêu thụ được 1,7 tấn nông sản (bí đỏ và hành tím) cho nông dân huyện Ea Kar và tỉnh Sóc Trăng, trị giá khoảng 30 triệu đồng.

ảnh
Lãnh đạo huyện Buôn Đôn ủng hộ Quỹ phòng, chống địch COVID-19.

Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Buôn Đôn phối hợp với chính quyền, các ngành chức năng và các tổ chức thành viên phát động quyên góp ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Theo đó, đã phát động quyên góp ủng hộ trong cán bộ, công nhân viên chức lao động tại một số phòng, ban, cơ quan, đơn vị của huyện được số tiền 120 triệu đồng.

Hoàng Ân

 

 


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.