Multimedia Đọc Báo in

Đi theo Bác Hồ, đi theo dòng lịch sử

12:35, 15/05/2010

Ra đi từ Sài Gòn năm 1911, mất 20 năm bôn ba năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước, Bác Hồ cùng các đồng chí của mình mới lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ấy, qua suốt bảy mươi năm Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân làm nên sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà mục tiêu, lý tưởng của nó vừa lớn lao, vừa giản dị là nước nhà độc lập, xã hội không còn cảnh người bóc lột người, ai cũng được hưởng tự do, hạnh phúc. Quá trình bảy mươi năm của xương máu và nước mắt, mồ hôi ấy đã khắc tạc hình ảnh Bác Hồ vào sâu trong tâm khảm của mỗi người dân.

Bao lớp lớp con cháu các thế hệ tiếp nhau đi theo Bác Hồ bởi một lẽ hết sức tự nhiên, Bác là người yêu nước, thương dân, hết lòng lo đến sự tồn vong của đất nước, lo cho hạnh phúc của mỗi mọi người. Ấy là cái tình, thuộc về cảm tính. Và hơn thế nữa, cái lý tưởng cao đẹp Bác ôm ấp và dẫn dắt cả một dân tộc phấn đấu để biến nó thành hiện thực trên đất nước ấy, thật ra, nó cũng là ước mơ, là lý tưởng của cả loài người, của các dân tộc trên hành tinh. Với lại, nếu khảo sát tiến trình phát triển của xã hội loài người thì quy luật vận động của tiến trình lịch sử nhất định sẽ tiến tới cái đích của một xã hội không có người bóc lột người, ai ai cũng được quyền lao động và hạnh phúc.
Xin phép được lật lại vài trang sử cổ kim để ý tưởng trên đây được làm sáng tỏ hơn.
Lịch sử xã hội loài người khi có sử thành văn, kể từ lúc ra đời Vương Quốc cổ đầu tiên ở lưu vực Sông Nin Ai Cập cho đến hôm nay, đã trải qua hơn năm ngàn năm. Xã hội loài người suốt trong năm ngàn năm đó được vận động trong vòng cương tỏa của chế độ tư hữu, từ đó sản sinh ra tình cảnh dã man người bóc lột người và các cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt, đẫm máu.
Uy lực của chế độ tư hữu ngự trị suốt năm ngàn năm và còn kéo dài lâu nữa. Vậy mà từ xưa đã có người đánh đổi tính mạng của mình để thét to lời cảnh tỉnh đối với loài người: Hãy xóa bỏ chế độ tư hữu, bởi nó là đầu mối mọi tai họa cho chính con người.
Con người đầy dũng khí đó là Tômát Morơ (Thomas More, 1478 – 1535), một đại diện kiệt xuất của chủ nghĩa nhân văn Anh, một nhà tư tưởng lỗi lạc. Trên đời này mấy ai được như Morơ, khi tuổi 51, ông được bổ nhiệm làm Chánh án, trở thành một người quan trọng sau Quốc Vương.
Tuy nhiên, do chức vụ đã làm cho ông nhìn thấy được nỗi khốn khổ của nhân dân, cùng tai họa khủng khiếp của chế độ tư hữu. Oâng cho rằng, tất cả những đau khổ, xấu xa ấy đều bắt nguồn từ chế độ tư hữu tài sản, cho nên ông chủ trương phải xóa bỏ tận gốc chế độ này. Năm 1516, ông viết một cuốn sách nhiều trang có tên là “Utopia” bằng tiếng La Tinh. Cuốn sách đã phanh phui cái đen tối của xã hội Anh, đồng thời mô tả một xã hội tốt đẹp trong lý tưởng “Utopia”.
“Utopia” là dịch âm chữ La Tinh, có nghĩa là “Nơi hư ảo”, cũng tức là “Nơi không tưởng”. Xã hội trong tác phẩm Morơ được xây dựng trên một hòn đảo, ở đó tất cả đất đai, nhà cửa, công cụ sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân. Ở đó, mọi thứ cần để sinh sống đều được phân phối, nên chẳng ai muốn tranh giành thiệt hơn.
Tác phẩm của Morơ là một tác phẩm chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu tiên trên thế giới. Ông không những nhìn thấy sự thống khổ do chế độ phong kiến gây ra cho nhân dân, mà ngay vào thời kỳ manh nha của chủ nghĩa tư bản, đã chỉ ra được những tai họa chủ nghĩa tư bản gây ra cho nhân dân. Từ đó cuốn sách nêu ra một phương án mới cải tạo xã hội – xã hội lý tưởng là thực hiện chế độ công hữu tài sản, mọi người đều tham gia lao động, điều này là vô cùng hiếm có vào thời kỳ ấy.
Triều đình Hoàng gia Anh và giáo hội căm phẫn, xử tử Morơ.
Theo thời gian của tiến trình lịch sử đã có không biết bao nhiêu trí tuệ của những khối óc siêu việt tiếp tục phân tích, chỉ ra cho nhân loại nhận thức sâu sắc hơn hiểm họa của chế độ tư hữu. Tiên phong trào lưu này là các nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà xã hội học, nhà văn lừng lẫy thuộc thế kỷ Ánh Sáng ở nước Pháp và nhiều nhân vật kiệt xuất ở nước Anh. Giăng Giắc Rút-xô (Jean Jacpues Rousseau, 1712 – 1778), nhà văn, nhà triết học lớn của Pháp ở thế kỷ Ánh Sáng trong tập luận văn nổi tiếng Luận về nguồn gốc và những cơ sở của sự bất bình đẳng của con người đã chỉ rõ nguyên nhân khốn khổ của con người là do chế độ tư hữu tài sản. Rô - bơt - Ô - oen (Ro Bert Owen, 1771-1858), nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng vĩ đại người Anh cho rằng chế độ tư hữu là nguyên nhân của đau khổ, thù hằn và đấu tranh giai cấp. Ông đưa ra dự định xây dựng một xã hội mới hợp lý theo nguyên tắc sở hữu chung và lao động chung. Dự định của Ô - oen rất tiến bộ nhưng vẫn chỉ dừng lại trong khuôn khổ của tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng.

Bác Hồ chụp ảnh lưu niệm với một đoàn khách nước ngoài. (Ảnh: T.L)
Bác Hồ chụp ảnh lưu niệm với một đoàn khách nước ngoài. (Ảnh: T.L)

Sang thế kỷ 19, Mác và Ăng ghen nghiên cứu rất kỹ các học thuyết của họ, tiếp thu phần hợp lý và phê phán phần hạn chế của mỗi người. Trên cơ sở đó, hai ông đã nghiên cứu toàn diện và sâu sắc các lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị học, xã hội học kết hợp với thực tiễn phong trào công nhân, để từ đó soạn thảo nên Tuyên ngôn Đảng cộng sản.
Nội dung Tuyên ngôn gồm bốn phần: Trình bày rõ giai cấp tư sản tất yếu sẽ diệt vong và giai cấp vô sản nhất định sẽ thắng lợi là quy luật khách quan không thể tránh được; nêu rõ nhiệm vụ và mục đích của cách mạng vô sản đến thắng lợi; phê phán “Chủ nghĩa xã hội”, “Chủ nghĩa cộng sản” giả hiệu đủ mọi màu sắc; nêu lên tư tưởng sách lược của cách mạng vô sản.
Tháng 2 năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được chính thức công bố ở Luân Đôn.
Sang đầu thế kỷ XX, Lênin phát triển phong phú thêm lý luận của Mác – Aêng ghen, phù hợp với bối cảnh lịch sử và cũng chính Lênin là người cùng với Đảng Bôn-sê-vích Nga đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga, làm nên cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, để lần đầu tiên trên hành tinh, ước mơ ngàn đời của loài người về một xã hội không có áp bức, bóc lột giai cấp ra đời.
Bác Hồ đi nhiều, quan sát nhiều, suy ngẫm nhiều, học tập nhiều cũng chỉ vì dân, vì nước. Bác đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam, thu nhiều thắng lợi. Ở Việt Nam không còn chế độ sở hữu tư nhân của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư sản. Chế độ công hữu đã được xác lập, ngày càng được củng cố và lớn mạnh. Cảnh bóc lột giai cấp tàn bạo đã lùi vào quá khứ. Khát vọng của các bậc tiền thân thời kỳ Phục Hưng, thời kỳ Aùnh Sáng bên trời Aâu đã thành hiện thực trên đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Dân tộc Việt Nam tự hào là những người tiên phong, vững bước dưới ngọn cờ của trí tuệ cao đẹp nhất thời đại là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng một xã hội lý tưởng, xã hội – xã hội chủ nghĩa, mà trong đó ai cũng được sống xứng đáng với tư cách cao quý của một CON NGƯỜI.
Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Bác, càng suy ngẫm càng thấm thía bởi chân lý hết sức lớn lao mà cũng thật giản dị: Đi theo Bác Hồ, cũng chính là đi theo dòng tiến hóa lịch sử.

                                                                                                                        Đầu tháng 5 năm 2010.

Nguyễn Trúc

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.