Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trong tình hình mới
10:09, 20/07/2010
Thấm nhuần lời dạy của Bác “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Dak Lak đã đoàn kết, hăng hái thi đua và giành được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW ngày 21-5-2004 của Bộ Chính trị về “ Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”, phong trào thi đua yêu nước của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đã trở thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp, là động lực quan trọng thúc đẩy các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất, học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội… Các phong trào thi đua đã tác động tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá, GDP bình quân đạt 12,1%; thu nhập bình quân đầu người đạt 14,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản lượng cà phê, nông sản vẫn đang dẫn đầu cả nước. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải thiện: 100% xã, phường, thị trấn đều có hệ thống điện thoại và truy cập được Internet; 95% số hộ được sử dụng điện; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Các hoạt động giáo dục, khoa học – công nghệ, văn hóa – thông tin, thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm và có bước tiến bộ đáng kể. Tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; có 85% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 80% trạm y tế xã có bác sĩ, 100% thôn, buôn có cán bộ y tế; 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ được cấp đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt theo chương trình 132, 134; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10%... Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng được giữ vững. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn; hiệu quả, chất lượng quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ngày càng được nâng lên. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị – xã hội có chuyển biến tích cực…
Thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW ngày 21-5-2004 của Bộ Chính trị về “ Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”, phong trào thi đua yêu nước của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đã trở thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp, là động lực quan trọng thúc đẩy các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất, học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội… Các phong trào thi đua đã tác động tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá, GDP bình quân đạt 12,1%; thu nhập bình quân đầu người đạt 14,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản lượng cà phê, nông sản vẫn đang dẫn đầu cả nước. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải thiện: 100% xã, phường, thị trấn đều có hệ thống điện thoại và truy cập được Internet; 95% số hộ được sử dụng điện; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Các hoạt động giáo dục, khoa học – công nghệ, văn hóa – thông tin, thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm và có bước tiến bộ đáng kể. Tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; có 85% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 80% trạm y tế xã có bác sĩ, 100% thôn, buôn có cán bộ y tế; 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ được cấp đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt theo chương trình 132, 134; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10%... Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng được giữ vững. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn; hiệu quả, chất lượng quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ngày càng được nâng lên. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị – xã hội có chuyển biến tích cực…
Thi công nâng cấp, mở rộng đường Phan Chu Trinh (TP. Buôn Ma Thuột). Ảnh: P.H |
Từ thực tiễn sinh động của phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh như: Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, lao động sáng tạo; Thi đua dạy tốt – học tốt; Phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc; Thi đua quyết thắng; Thanh niên lập nghiệp; Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng thôn, buôn, cơ quan, đơn vị văn hóa; Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”… đã xuất hiện ngày càng nhiều những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đó là những anh hùng, chiến sĩ thi đua, những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; học sinh giỏi, hiếu học; thầy, cô giáo vì học sinh thân yêu; thầy thuốc tận tụy vì sức khỏe nhân dân; những chiến sĩ công an, lực lượng vũ trang quên mình vì sự bình yên của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Họ là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa tràn đầy hương sắc, góp phần tô đẹp thêm truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc tỉnh trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.
Cùng với các phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng đã có nhiều đổi mới. Việc khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ hằng năm, thành tích đột xuất cũng như khen thưởng trong các dịp sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội từ tỉnh đến cơ sở đều được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra kịp thời công tác thi đua khen thưởng, bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của một số cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng của một số cơ quan, đơn vị đối với phong trào thi đua, công tác khen thưởng chưa tốt, hiệu quả chưa cao; công tác khen thưởng, đề nghị khen thưởng của một số cơ quan, đơn vị thực hiện thiếu chặt chẽ; việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, những sáng kiến hay, cách thức làm ăn mới… chưa được tổng kết, phổ biến kịp thời và nhân ra diện rộng; phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, rộng khắp, chưa đi vào chiều sâu, nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa theo sát các chương trình trọng tâm, trọng điểm, chưa bao quát, toàn diện trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Trong thời gian tới, với nhiệm vụ tiếp tục đẩy nhanh kinh tế-xã hội phát triển, giữ vững quốc phòng-an ninh, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, gắn với triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân. Để phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thực sự là động lực thúc đẩy các hoạt động chính trị, kinh tế-xã hội phát triển, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21-5-2004 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 29-6-2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng, đổi mới và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác thi đua – khen thưởng. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua và công tác thi đua – khen thưởng của địa phương, đơn vị mình. Chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo tổ chức thực hiện; tập hợp, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia, góp sức mình vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung. Công tác thi đua – khen thưởng phải tập trung vào việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Nội dung thi đua phải tập trung vào việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương mình. Việc đề ra mục tiêu của các phong trào thi đua phải cụ thể, thiết thực và có tính khả thi. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, sơ kết, tổng kết động viên kịp thời. Việc sơ kết, tổng kết cần phải được tiến hành nghiêm túc, không cảm tình, nể nang và cương quyết chống các hành vi sách nhiễu, mua chuộc. Phương thức khen thưởng phải công khai, dân chủ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân. Cần đổi mới công tác khen thưởng để mỗi hình thức khen thưởng đều thực sự khích lệ, động viên các tập thể, cá nhân tích cực hăng say làm việc. Việc khen thưởng, tuyên dương gương người tốt, việc tốt phải thường xuyên, đều khắp, kịp thời, chú trọng động viên các lĩnh vực hoạt động ở những vùng khó khăn. Các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền, biểu dương kịp thời các gương điển hình tiên tiến, những nhân tố mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh để mọi người noi theo.
Trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển hiện nay, thi đua yêu nước lại càng có vị trí, vai trò quan trọng, là nhân tố tích cực góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức thi đua, đoàn kết một lòng, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, phấn đấu xây dựng tỉnh ta trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Lữ Ngọc Cư
Chủ tịch UBND tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh
Ý kiến bạn đọc