Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: Nhân rộng các điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

09:33, 09/09/2014
Qua hơn 3 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng bộ huyện Krông Bông đã có những cách làm mới, sáng tạo để việc học tập và làm theo Bác đi vào chiều sâu và trở thành việc làm thường xuyên.
 
Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình học tập và làm theo lời Bác một cách cụ thể, thiết thực qua công việc, học tập và sinh hoạt hằng ngày. Các tập thể điển hình đã triển khai tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với nhiều nét mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả, thu hút được sự tham gia tích cực, đông đảo của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; tạo được sự chuyển biến rõ nét, hiệu quả nổi trội trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị. Cá nhân điển hình chủ yếu là người đang trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, học tập, có phẩm chất đạo đức trong sáng, là tấm gương tiêu biểu về ý chí rèn luyện, phấn đấu, gương mẫu đi đầu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại địa phương, đơn vị.
Bộ phận cải cách thủ tục hành chính của UBND huyện Krông Bông.
Bộ phận cải cách thủ tục hành chính của UBND huyện Krông Bông.

Tiêu biểu như Hội Phụ nữ huyện Krông Bông với hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế. Trong 3 năm qua, các cấp Hội Phụ nữ huyện đã  xây dựng được 378 con heo đất và 667 hũ gạo, tiết kiệm được trên 102 triệu đồng, 6 tấn gạo để tặng  826 gia đình hội viên nghèo; thành lập được 230 nhóm, câu lạc bộ giúp nhau phát triển kinh tế với 6.700 hội viên, với tổng số tiền tiết kiệm gần 4 tỷ đồng, cho 1.527 chị vay với lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình. Ngoài  ra, Hội  còn vận động được 4.000 chị em khá giúp đỡ cho 4.000 gia đình phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó, qua  3 năm đã có 154 hộ phụ nữ thoát nghèo. Hay ở Kho bạc Nhà nước huyện Krông Bông, bên cạnh nâng cao nhận thức, ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chi bộ Kho bạc huyện chú trọng và đề cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, quản lý để từ đó nhân rộng ra toàn cơ quan. Cán bộ, đảng viên, nhân viên Kho bạc “làm theo” Bác bằng các việc làm cụ thể hằng ngày như: tận tụy với công việc; tiết kiệm trong quản lý và sử dụng kinh phí; tiết kiệm điện trong sinh hoạt; tích cực phòng chống lãng phí, tham nhũng; nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật; tôn trọng và hết lòng phục vụ nhân dân; văn minh văn hóa trong giao tiếp ứng xử... Nhờ vậy, Chi bộ Kho bạc huyện nhiều năm liền được công nhận trong sạch vững mạnh; đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị cấp trên giao, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trên lĩnh vực tài chính, ngân sách phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Xác định nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính, ý thức trách nhiệm trong việc tiếp công dân là việc làm thiết thực để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Huyện ủy Krông Bông đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn huyện thực hiện đồng bộ công tác cải cách hành chính; trong đó tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước, từng bước hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước ở địa phương, xây dựng được quy chế mới về tổ chức hoạt động của bộ phận “Một cửa”. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn đều nghiêm túc thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, công dân.

Những tấm gương tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua yêu nước, trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực đã được huyện chú trọng biểu dương, kịp thời nhân rộng, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong toàn Đảng bộ.

Quốc Bảo

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.