Multimedia Đọc Báo in

Chất vấn trực tuyến Chánh án TAND tối cao và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

11:18, 14/03/2015

Ngày 13-3, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành hai phiên chất vấn trực tuyến Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự và chỉ đạo; các Phó Chủ tịch Quốc hội: Uông Chu Lưu và Tòng Thị Phóng điều hành các phiên chất vấn.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự và chỉ đạo các phiên chất vấn.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự và chỉ đạo các phiên chất vấn.

Tham dự các phiên chất vấn tại điểm cầu Dak Lak có đồng chí Y Khút Niê, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng các vị đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIII và đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan.

Tại phiên chất vấn Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành, nội dung chất vấn tập trung về tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và bồi thường oan, sai theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Các đại biểu tham dự phiên chất vấn tại điểm cầu Dak Lak
Các đại biểu tham dự phiên chất vấn tại điểm cầu Dak Lak.

Sau khi nghe 20 đại biểu chất vấn và phần trả lời của Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình cùng đại diện các bộ, ngành có liên quan, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá Chánh án TAND tối cao đã trả lời đầy đủ, rõ ràng, thẳng thắn vào những vấn đề đại biểu quan tâm, nhất là làm rõ tình hình oan, sai trong tố tụng hình sự, xử lý trách nhiệm và bồi thường.

Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình trả lời chất vấn.
Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình trả lời chất vấn.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử do Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành, nội dung chất vấn tập trung về việc thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, những khó khăn, thách thức và triển vọng, kết quả đến năm 2015; thực trạng và giải pháp sắp xếp, bố trí dân cư vùng thường xảy ra thiên tai, vấn đề di cư tự do, đào tạo nghề, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; giải pháp giải quyết vấn đề ma túy và một số hủ tục, mê tín dị đoan trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đã có 19 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn và đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử giải trình, làm rõ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử trả lời chất vấn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử trả lời chất vấn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tiếp tục trình Chính phủ ban hành chính sách dân tộc, đặc biệt chính sách đặc thù; tăng cường kiểm tra giám sát, phối hợp với các địa phương thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế hiệu quả, hỗ trợ giảm nghèo cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; quan tâm hỗ trợ vùng khó khăn thường xuyên hạn hán, lũ lụt; quan tâm chính sách đặc thù cho nhóm dân tộc ít người; nghiên cứu trình các chương trình mục tiêu, tập trung nguồn lực hiệu quả. Đồng chí cũng đề nghị các bộ, ngành cùng phối hợp, đề cao trách nhiệm trong kiểm tra đôn đốc đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số…

Phát biểu kết luận tại phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo: Trong tố tụng hình sự, cần phải kiên quyết giảm tình hình oan, sai, làm tốt từ khâu điều tra, tố tụng, truy tố, xét xử; tiếp tục hoàn thiện các thể chế, đổi mới theo đúng tinh thần của Hiến pháp. Đối với vấn đề dân tộc, phải nhất quán chủ trương của Đảng về chính sách đồng bào miền núi, biên giới, hải đảo. Đồng chí đề nghị trong năm 2015 cần tập trung sức lực thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc miền núi. Các bộ, ngành liên quan phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội xem xét, rà soát hệ thống chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng chính sách thích hợp để tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn mới…

Lan Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.