Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị

15:22, 11/03/2015
Sáng 11-3, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9-10-2014 của Bộ Chính trị “về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đinh Thế Huynh chủ trì hội nghị. 
 
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Dak Lak có Phó Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn, cùng đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Khoa học - Công nghệ, Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật tỉnh, Trường Chính trị tỉnh… 
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Dak Lak.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Dak Lak.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị quyết 37-NQ/TW “về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” như: kết quả, hạn chế, khuyết điểm của công tác lý luận sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VII; phương châm, nhiệm vụ công tác lý luận và các hướng nghiên cứu chủ yếu từ nay đến năm 2030; các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác lý luận từ nay đến năm 2030. 
 
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh nhấn mạnh:Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9-10-2014 của Bộ Chính trị được xây dựng trên cơ sở tổng kết hơn 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 01 của Bộ Chính trị (khóa VII) về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị liên quan đến công tác lý luận.
 
Vì vậy, các đại biểu dự hội nghị tập trung nghiên cứu, quán triệt về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu mới của công tác lý luận đối với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp đổi mới đất nước, từ đó nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong hành động để triển khai thực hiện tốt nghị quyết của Bộ Chính trị, góp phần thiết thực phát huy vai trò của công tác lý luận trong hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu kết quả, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của công tác lý luận trong hơn 20 năm qua, liên hệ với tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị mình gắn với yêu cầu của thực tiễn hiện nay để nhận thức rõ hơn về những nội dung được nêu trong Nghị quyết của Bộ Chính trị; nắm vững và hiểu đúng những nội dung cơ bản của Nghị quyết, đặc biệt là về phương châm, những nhiệm vụ lớn và các hướng nghiên cứu chủ yếu của công tác lý luận trong giai đoạn tới.  
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huy cũng yêu cầu sau hội nghị, các đại biểu cần tập trung chỉ đạo bộ, ngành, địa phương, đơn vị mình tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 37-NQ/TW, nghiêm túc đánh giá những hoạt động lý luận, công tác lý luận ở địa phương, đơn vị mình để nắm rõ thực trạng, hiệu quả công tác lý luận trong thực tiễn, bàn bạc những giải pháp để tăng cường công tác lý luận, nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên nói chung, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý; đề ra phương hướng, nội dung hoạt động công tác lý luận ở địa phương đơn vị mình để triển khai thực hiện Nghị quyết, góp phần chỉ đạo, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với bộ, ngành, địa phương, đơn vị mình.
 
Các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, người đứng đầu cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác lý luận, tạo môi trường dân chủ, thuận lợi cho công tác lý luận; đồng thời chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết; nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn bám sát nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
 
Hồng Thủy 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.