Multimedia Đọc Báo in

Chuyển biến tích cực trong công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

08:44, 04/01/2016
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể nhân dân các cấp trong tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp có hiệu quả nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác dân vận, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, rút dần khoảng cách giàu - nghèo giữa đồng bào các dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân…

Các nghị quyết, chỉ thị về công tác vận động quần chúng được triển khai thực hiện có hiệu quả, nhất là công tác vận động quần chúng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo, tôn giáo trên địa bàn. Các chính sách về dân tộc, tôn giáo được chú trọng thực hiện có hiệu quả. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy; các khiếu nại, tố cáo của nhân dân được giải quyết kịp thời, góp phần động viên nhân dân tập trung thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo, truyền đạo trái pháp luật. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả, qua đó, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào DTTS có sự thay đổi tích cực, toàn diện. Nhiều tuyến đường được mở mới đến thôn, buôn các xã vùng sâu, vùng xa; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; một số tuyến đường liên xã, thôn buôn được bê tông hóa. Các công trình phúc lợi công cộng như: chợ, trường học, trạm y tế xã, điện, nước sạch... được quan tâm đầu tư; 60% số dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Mạng lưới trường, lớp được tăng cường, số phòng học được xây dựng kiên cố, bán kiên cố tăng và xóa bỏ tình trạng học 3 ca; tỷ lệ phòng xây đạt trên 90%. Hệ thống giáo dục từ mầm non đến phổ thông trung học vùng DTTS được phát triển. Hệ thống trường dân tộc nội trú tiếp tục được củng cố. Tất cả các xã đều có trạm xá và có bác sĩ phục vụ, các thôn, buôn có nhân viên y tế. Các hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền được tập trung chỉ đạo hướng mạnh về cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 90% địa bàn được phủ sóng truyền hình, 100% số xã có điểm xem truyền hình. Dân trí của bà con đồng bào DTTS từng bước được nâng lên, hơn 80% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, nhiều buôn đạt buôn văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần của bà con từng bước được nâng lên.

Người dân xã Ea Siên (TX.  Buôn Hồ) tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Người dân xã Ea Siên (TX. Buôn Hồ) tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Tuy nhiên, công tác dân vận vùng đồng bào DTTS ở tỉnh ta vẫn còn những hạn chế như: Một số cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của công tác dân vận; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở một số nơi còn hình thức; công tác của Mặt trận và đoàn thể ở nhiều nơi còn chậm về đổi mới, chưa theo kịp tương xứng với sự phát triển nhanh chóng của tình hình thực tiễn đã và đang diễn ra; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ dân vận ở cơ sở nhiều nơi còn hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo; công tác tham mưu, triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết một số chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác vận động quần chúng ở một số đơn vị, địa phương chưa thật sự tích cực, hiệu quả chưa cao…

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng, trong thời gian tới các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị cần không ngừng nâng cao nhận thức về vai trò của công tác dân vận trong tình hình mới, nhất là ở vùng đồng bào DTTS. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa và lồng ghép các chương trình hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong công tác vận động quần chúng đi đôi với việc lãnh đạo phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại mỗi thôn, buôn; gắn công tác dân vận với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân hiểu và giám sát hoạt động của chính quyền, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý Nhà nước; tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh, tạo sự đồng thuận cao để huy động tối đa nguồn lực tổng hợp của nhân dân. Thường xuyên củng cố tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ dân vận, mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp vững mạnh; quan tâm công tác luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, nhất là cán bộ người dân tộc trẻ tuổi, có năng lực, trình độ, kinh nghiệm dân vận khéo… Tích cực phát hiện, bồi dưỡng kỹ năng vận động nhân dân cho đội ngũ già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong các dòng họ và trong cộng đồng dân cư, tạo điều kiện để họ tham gia việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự lan tỏa, sức sống của công tác dân vận trong tình hình mới.

Nguyễn Phú Lập

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.