Multimedia Đọc Báo in

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư

19:12, 19/10/2017

Sáng 19-10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15-10-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn chủ trì hội nghị.

Theo cáo cáo tại hội nghị, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 17, nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và đại đa số cán bộ, đảng viên đối với công tác tuyên truyền miệng ngày càng được nâng cao. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, định hướng hoạt động cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ngày càng được quan tâm, chú trọng. 

21
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn phát biểu tại hội nghị

Đội ngũ báo cáo viên các cấp của tỉnh thường xuyên được kiện toàn. Từ cuối năm 2007, 100% các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đã thành lập và ban hành Quy chế hoạt động đội ngũ báo cáo viên của Đảng, phân công lĩnh vực phụ trách phù hợp với công tác của từng báo cáo viên.

Các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ báo cáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, sách báo, tạp chí phục vụ công tác tuyên truyền miệng…

21
Các đại biểu tham dự hội nghị

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của báo cáo viên còn một số tồn tại, hạn chế: một số cấp ủy chưa coi trọng vai trò công tác tuyên truyền miệng; công tác nắm bắt, định hướng dư luận có lúc, có nơi thiếu nhạy bén, chưa kịp thời; hội nghị báo cáo viên định kỳ ở một số nơi chưa được duy trì thường xuyên; năng lực thực tiễn và kỹ năng tuyên truyền của một số báo cáo viên chưa đáp ứng yêu cầu người nghe…

21
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn trao Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng các cá nhân

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn lưu ý cần nhân rộng những cách làm hay của một số đơn vị để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên theo phương châm hướng về cơ sở, tăng cường đối thoại, giải đáp những vấn đề nổi cộm, bức xúc của nhân dân, cung cấp thông tin chính thống để định hướng dư luận; cấp ủy các cấp thường xuyên rà soát, thay thế, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ…

Nhân dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tặng Bằng khen cho 7 tập thể và 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 17. 

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.