Multimedia Đọc Báo in

Học Bác bằng những việc làm thiết thực

08:06, 11/06/2018

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Tây Nguyên, năm 2013 anh Phạm Văn Dương (sinh năm 1989) được phân công về giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk. Trong thời gian công tác tại đây, anh đã tỏ rõ bản lĩnh và sự năng động trong mọi công việc và nhiệt tình tham gia hoạt động Đoàn.

Với sự sáng tạo, hết mình trong công việc, anh được tín nhiệm bầu giữ chức Phó Bí thư Đoàn trường, rồi Phó Bí thư Đoàn Khối các cơ quan tỉnh nhiệm kỳ 2017 - 2022. Trên cương vị này, anh luôn quán triệt, triển khai đầy đủ các nghị quyết, kế hoạch của cấp trên, chủ động thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua. Đặc biệt, thực hiện học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, anh luôn phấn đấu tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm, mặt khác, không ngừng tu dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh, đi đầu gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Anh đã trực tiếp tham gia và giành giải cao trong các cuộc thi do cấp trên tổ chức như Cuộc thi tìm hiểu 85 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Anh cũng là 1 trong 13 cá nhân được Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh tuyên dương đạt thành tích tiêu biểu trong việc thực hiện Chỉ thị số 03 – CT TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; là đảng viên trẻ tiêu biểu của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh. Năm 2017, anh được nhận Giấy chứng nhận Giảng viên dạy giỏi toàn quốc và Giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Trường Chính trị. Vinh dự hơn khi mới đây, anh được nhận Giấy khen Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác - Đoàn Khối các cơ quan tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên lần thứ XIV năm 2018. Đối với anh đây là niềm tự hào song cũng là trách nhiệm thôi thúc anh phải cố gắng nhiều hơn nữa vì lý tưởng, vì quê hương.

Anh Phạm Văn Dương (phải) trong một chuyến đi thiện nguyện.  (Ảnh nhân vật cung cấp)
Anh Phạm Văn Dương (phải) trong một chuyến đi thiện nguyện. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Ngoài những nhiệm vụ chung, anh Phạm Văn Dương vẫn luôn trăn trở với công tác thiện nguyện. Từ khi còn là sinh viên Khoa Lý luận Chính trị -  Trường Đại học Tây Nguyên, anh đã có 4 năm liền miệt mài với công tác tình nguyện. Những buổi cầm cuốc lên nương rẫy ở xã Hòa Đông (huyện Krông Pắc); những đêm soi đèn pin dò dẫm trên đường quê đem ánh sáng văn hóa đến với thiếu nhi; đến từng nhà vận động đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế, từ bỏ hủ tục, tham gia bảo vệ môi trường… đã trở thành công việc bình thường của những cô, cậu sinh viên “chân yếu tay mềm” lúc đó. Càng đi đến nhiều thôn, buôn khó khăn trên địa bàn tỉnh, anh càng nhận ra xung quanh mình còn có biết bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn. Nói về suy nghĩ của bản thân khi học tập và làm theo Bác trong hành trình thiện nguyện, anh Dương cho biết, học và làm theo Bác không chỉ bằng trách nhiệm mà bằng cả trái tim, có như thế mới thấm nhuần và coi đây là những việc làm thường xuyên, giống như ăn cơm, uống nước hằng ngày…

Băng Châu


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.