Multimedia Đọc Báo in

Cần nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện CCHC

17:19, 14/09/2018

Ngày 14-9, Đoàn kiểm tra kết quả thực hiện cải cách hành chính (CCHC) nhà nước năm 2018 trên địa bàn tỉnh (Đoàn kiểm tra 1228) do ông Hoàng Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế công tác CCHC tại UBND huyện Krông Ana, thời gian kiểm tra từ tháng 1-2017 đến hết tháng 6-2018.

bg
Ông Hoàng Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng đoàn giám sát phát biểu tại buổi làm việc

Báo cáo của UBND huyện Krông Ana cho biết, trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, toàn huyện đã tiếp nhận và giải quyết được 86.138 hồ sơ TTHC, trong đó để quá hạn 79 hồ sơ (cấp huyện đã tiếp nhận và giải quyết được 11.074 hồ sơ, để quá hạn 73 hồ sơ; cấp xã tiếp nhận và giải quyết được 75.064 hồ sơ, trễ hạn 6 hồ sơ).  

n
Thành viên của Đoàn giám sát việc niêm yết các văn bản TTHC tại UBND huyện Krông Ana

Qua kiểm tra, Đoàn ghi nhận các kết quả đã đạt được của huyện Krông Ana trong công tác chỉ đạo, điều hành về CCHC, đồng thời chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như: Việc niêm yết công khai các văn bản TTHC tại một số xã chưa đầy đủ, thiếu khoa học; công tác giải quyết TTHC vẫn còn để xảy ra tình trạng quá hạn hồ sơ.

Trang thông tin điện tử của huyện còn sơ sài, chậm cập nhật thông tin, văn bản mang tính thời sự; nhiều công chức ở bộ phận Một cửa của huyện và cấp xã chưa được trang bị đầy đủ máy vi tính, làm ảnh hưởng đến chất lượng xử lý công việc... 

g
Người dân đến liên hệ làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Krông Ana

Kết luận buổi giám sát, ông Hoàng Mạnh Hùng đề nghị huyện Krông Ana cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ CCHC; quan tâm khắc phục các hạn chế, thiếu sót được Đoàn Kiểm tra lưu ý; đầu tư đầy đủ trang thiết bị máy móc, chỉnh trang lại hạ tậng cơ sở của bộ phận Một cửa cho hợp lý, tạo môi trường làm việc thân thiện, gần gũi giữa cán bộ với người dân; tự kiểm tra, sửa đổi những tồn tại hạn chế và phát huy những sáng kiến hay trong CCHC, nhằm mang đến sự hài lòng hơn cho người dân.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.