Multimedia Đọc Báo in

Góp ý Dự thảo Quy chế làm việc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

11:56, 05/09/2020
Chiều 4-9, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý Dự thảo Quy chế làm việc của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII) nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính chủ trì hội nghị. 
 
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên ngành.
 
th
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn phát biểu tại hội nghị
 
Dự thảo Quy chế làm việc của Đại hội XIII của Đảng có bố cục gồm 6 chương và 15 điều. Về nội dung, dự thảo kế thừa cơ bản các nội dung của Quy chế làm việc của Đại hội XII, có sửa đổi, bổ sung một số nội dung và chỉnh sửa câu chữ cho rõ nghĩa, chặt chẽ hơn; quy định rõ hơn về trách nhiệm nêu gương của đại biểu.
 
Các ý kiến đóng góp tại hội nghị cơ bản thống nhất với nội dung dự thảo, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung như: các đoàn đại biểu chủ động thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi tham dự đại hội; nghiên cứu bổ sung thêm nội dung về đoàn chủ tịch, ban kiểm phiếu cũng phải chấp hành quy định, quy chế của đại hội giống như các đại biểu tham dự đại hội.
 
th
Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương (Ảnh chụp qua màn hình)
 
Để chặt chẽ trong quy chế làm việc, các đại biểu cho rằng nên đưa thêm nội dung nhiệm vụ, quy định về việc gặp mặt, giao lưu giữa các đoàn đại biểu trong thời gian diễn ra đại hội. Bổ sung thêm thông tin các đại biểu phải chịu trách nhiệm bảo quản tài liệu trong quá trình diễn ra đại hội. Sửa đổi và lược bỏ một số câu chữ, cụm từ trong dự thảo cho phù hợp và logic hơn…
  
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính cho biết sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu để Ban Tổ chức Trung ương hoàn thiện Quy chế làm việc Đại hội XIII của Đảng.
Hồng Chuyên
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.