Multimedia Đọc Báo in

Truyền thống vẻ vang 90 năm công tác dân vận của Đảng

16:54, 05/10/2020

Cách đây 90 năm, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, từ ngày 14 đến 31-10-1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng của Đảng, trong đó có việc chỉ đạo tổ chức ra cơ quan chuyên môn của Đảng về công tác vận động quần chúng.

Từ đó, ghi dấu ngày ra đời ngành Dân vận của Đảng, mở ra một trang mới, một mốc son vẻ vang trong sự nghiệp công tác dân vận của Đảng.

I. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NGÀY 15-10, NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG

Từ ngày 6-1 đến ngày 7-1-1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hồng Kông (Trung Quốc) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc Chủ trì với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản. Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị (Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược văn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam) đã xác định đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam, chỉ rõ nội dung, nhiệm vụ cách mạng và định hướng cho công tác vận động quần chúng nhằm vào mục tiêu chung của dân tộc. Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930, tại Hồng Kông, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng và các án nghị quyết về công nhân vận động, nông dân vận động, cộng sản thanh niên vận động, phụ nữ vận động, quân đội vận động, vấn đề cứu tế và đồng minh phản đế. Nghị quyết Trung ương lần thứ nhất chỉ rõ: “Trong các Đảng bộ thượng cấp (từ thành và tỉnh uỷ trở lên) phải tổ chức ra các Ban chuyên môn về các giới vận động”. Từ tháng 10-1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng bao gồm: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Quân đội vận, Mặt trận phản đế được ra đời làm nhiệm vụ tổ chức, tập hợp lực lượng, giáo dục vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cách mạng Tháng 8-1945 thành công, nước nhà giành được độc lập, sự nghiệp cách mạng có những chuyển biến mới, đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng cần được tăng cường nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến, kiến quốc. Chủ tịch Hồ CHí Minh đã viết bài báo “Dân vận” đăng trên Báo Sự thật, số 120, ra ngày 15-10-1949 với bút danh X.Y.Z. Bài báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện xuyên suốt tư tưởng “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, là cẩm nang của công tác dân vận, chỉ dẫn đầy đủ, sâu sắc về mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp công tác dân vận đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức chính quyền và các tổ chức đoàn thể trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Tháng 10-1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Dân vận”, theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị khoá VIII đã đồng ý lấy ngày 15-10-1930 là ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và quyết định chọn ngày 15-10 hằng năm là “Ngày Dân vận của cả nước” để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận. Trải qua 90 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc, công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

II. CHẶNG ĐƯỜNG 90 NĂM CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG

1. Công tác dân vận trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

Ngay sau Hôi nghị thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam ra Lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và toàn thể đồng bào bị áp bức, bóc lột, trong đó Người nhấn mạnh “Từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng” để hoàn thành những nhiệm vụ mà Đảng đề ra. Đảng nhanh chóng tổ chức ra các đoàn thể cách mạng, hình thành bộ máy và cán bộ làm công tác dân vận. Ngày 18/11/1930, Ban  Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông dương đã ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự lành đạo của Đảng. Để thực hiện mục tiêu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng đã tổ chức cho đảng viên đi vào các giai tầng xã hội, tuyên truyền, vận động, tổ chức và tập hợp, huấn luyện quần chúng đấu tranh chống áp bức, bất công, bóc lột, đòi hỏi dân sinh, dân chủ ở nhiều nơi. Những cán bộ, đảng viên lớp đầu tiên đã không quản gian lao, thực hiện chủ trương “vô sản hoá”, “ba cùng”  với nhân dân, tuyên truyền, giác ngộ và thành lập các tổ chức quần chúng đoàn kết xung quanh Đảng, tạo sức mạnh và động lực cho cách mạng theo đường lối “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.

Sau cao trào cách mạng 1930-1931, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ 1936-1939, phong trào Phản đế 1939-1941 và phong trào Mặt trận Việt Minh 1941-1945, với chủ trương mở rộng chính sách đại đoàn kết toàn dân và công tác mặt trận, Đảng đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, bao gồm nhân sĩ, trí thức, tư sản dân tộc và cả ngoại kiều… các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp đã tạo nên bước phát triển mới trong xây dựng lực lượng chính trị quần chúng. Trước những biến động lớn của tình hình thế giới và trong nước, Đảng đã phát động cao trào chống Nhật – Pháp. Tại Hội nghị lần thứ 8 Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát-xít Pháp – Nhật với tên gọi Việt Nam Độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh đã ra đời ngày 19-5-1941. Với khí thế của cả dân tộc, thực hiện phương châm kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phát triển từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, cách mạng Tháng Tám đã thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2-9-1945. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh tính đúng đắn Cương lĩnh chính trị đầu tiên, đồng thời, là thắng lợi công tác dân vận của Đảng, chỉ với khoảng 3.000 đảng viên, nhưng Đảng đã tin vào dân, gắn bó với dân, hiểu dân, dựa vào sức mạnh của dân; tuyên truyền giác ngộ cho nhân dân hiểu rõ con đường giành độc lập, tự do, giành quyền sống; tổ chức tập hợp nhân dân vào mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và các hình thức tổ chức khác một cách linh hoạt; hướng dẫn quần chúng đấu tranh từ thấp dến cao, khởi nghĩa đánh đổ thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ, mang tính chất Nhân dân sâu sắc, làm tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

2. Công tác dân vận trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945 – 1975)

- Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), sau khi thành lập Nước, đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách của “thù trong, giặc ngoài”, Đảng đã xác định những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, từ đó đề ra chủ trương phải huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa xây dựng thực lực mọi mặt cho Nhà nước Dân chủ Cộng hòa.

Phát động cuộc chiến tranh nhân dân, Trung ương Đảng chủ trương giáo dục, động viên và hướng dẫn toàn thể đồng bào đồng lòng, quyết tâm đánh thắng giặc, mỗi người dân đều trở thành một chiến sĩ. Niềm tin ở sức mạnh to lớn của toàn dân đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định ngay từ khi chuẩn bị cho cuộc khánh chiến toàn quốc: “20 triệu người Việt Nam quyết chống lại 20 vạn thực dân Pháp, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi”.

Vận động nhân dân tham gia kháng chiến trên mọi mặt trận, vừa huy động, vừa bồi dưỡng sức dân, Đảng thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh, tiến hành giảm tô, giảm tức, giải quyết một phần quan trọng yêu cầu ruộng đất của nông dân, nâng cao dân trí. Các hình thức và biện pháp đại đoàn kết toàn dân tộc được mở rộng hơn với sự thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên – Việt) vào ngày 29/5/1946, thu hút thêm các đảng phái yêu nước và đồng bào yêu nước không đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, sắc tộc, xu hướng chính trị. Đảng thực hiện chủ trương tăng cường đoàn kết dân tộc. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng thêm bền chặt khi thống nhất tổ chức Việt Minh, Liên Việt thành Mặt trận Liên - Việt (03/3/1951). Phong trào thi đua ái quốc là hình thức tập hợp toàn dân do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, nhanh chóng được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng sâu rộng, tạo thành sức mạnh cho cuộc kháng chiến kiến quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bà con nông dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Ảnh tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bà con nông dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Ảnh tư liệu

Dưới sự chỉ đạo của Trung ương, đảng bộ và các cấp chính quyền, đoàn thể bằng nhiều cách thức, phương pháp vận động khác nhau đã đẩy mạnh tuyên truyền, động viên, cổ vũ nhân dân thi đua sản xuất, nỗ lực chiến đấu, ngày đêm đem sức người, sức của ủng hộ chiến sĩ nơi tiền tuyến; khơi dậy trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tinh thần dũng cảm, ý chí cách mạng, nhiệt huyết phấn dấu, hy sinh vì Tổ quốc. Sức mạnh của công tác dân vận đã vận động toàn quân, toàn dân quyết tâm chiến đấu, lao động, sản xuất, đồng thời, tăng cường công tác địch vận, làm tan rã hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền, chống địch lập tề; động viên thanh niên viết đơn xung phong ra chiến trường, hành chục ngàn dân công đi tiền tuyến vận tải lương thực, thực phẩm, vũ khí phục vụ các chiến dịch, cao điểm là thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ tạo nên sức mạnh, tiền đề vững chắc để kế thừa, phát huy trong các giai đọna cách mạng tiếp theo.

- Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975):  Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bước vào con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiều nhiệm vụ nặng nề, đó là củng cố chính quyền, khôi phục đất nước, ổn định kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân, an ninh trật tự, đoàn kết dân tộc… sau chiến tranh. Miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong điều kiện khó khăn, phải xây dựng thế và lực cho cách mạng; chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà; tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong điều kiện đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền, Đảng ta luôn quan tâm củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận và các đoàn thể nhân dân vững mạnh, thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Ngày 10/9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời, tăng cường đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, động viên đồng bào, chiến sĩ nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và hết lòng đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam. Tại miền Nam, ngày 20/12/1960, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam họp tại vùng căn cứ Tây Ninh quyết đinh thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhờ chú trọng đổi mới nội dung và phương thức, công tác dân vận được triển khai sâu rộng trong các cấp, các ngành, các lĩnh vực, các tầng lớp nhân dân trong nước và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; góp phần động viên đến mức cao nhất sức người, sức của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam và làm hậu thuẫn vững chắc cho quân và dân miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, nước ta đã bước sang một thời kỳ mới – thời kỳ hoà bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

3. Công tác dân vận trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ 1975 đến nay)

Sau 30 năm chiến tranh, cả nước bước vào thời kỳ mới cùng thực hiện một chiến lước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa với nhiều khó khăn, thách thức. Đảng đã vận động nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối Lào, Campuchia, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, củng cố khối đại đoàn kêý toàn dân tộc. Nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất họp từ 31/01 – 04/02/1977 tại Tp. Hồ Chí Minh đã thống nhất các tổ chức Mặt trận ở hai miền Nam Bắc thành tổ chức Mặt trận thống nhất duy nhất, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật, cùng toàn dân khởi xướng sự nghiệp đổi mới với bốn nội dung”đổi mới chủ trưởng, đổi mới tổ chức, đổi mới cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác”. Trên cơ sở đó, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đưa đất nước vượt qua khó khăn, phá thế bao vây cấm vận, tiếp tục phát triển.

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng tiếp tục đổi mới công tác dân vận. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá VI đã ban hành Nghị quyết số 08B -NQ/HNTW, ngày  27/3/1990 về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân” với 4 quan điểm chỉ đạo:  Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của Nhân dân và kết hợp hài hoà các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân; các hình thức tập hợp Nhân dân phải đa dạng; công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể.  Nghị quyết 8B là bước chuyển kịp thời nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân trong tình hình mới, khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên quan liêu, mệnh lệnh, xa dân, chuyên quyền, độc đoán, tham ô, hối lộ, sống xa hoa, lãng phí, làm giảm nhiệt tình cách mạng, hạn chế việc phát huy khả năng to lớn của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định “toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân”.

Thực hiện các Nghị quyết từ Đại hội VII đến Đại hội XI của Đảng, Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác dân vận, đó là: Chỉ thị 30 -CT/TW, ngày 18/02/1998 về “Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”; các Nghị quyết số 23, 24, 25, khoá IX (năm 2003) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, công tác dân tộc, công tác tôn giáo; Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”. Đặc biệt, trên cơ sở đánh giá tình hình, làm rõ các thách thức đối với công tác tác dân vận trong Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã ban hành Nghị quyết 25 –NQ/TW, ngày 03/6/2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Nghị quyết khẳng định và sâu sắc thêm 5 quan điểm, 7 nhiệm vụ nhằm tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Đồng thời, nhiều văn bản của Đảng liên quan đến công tác dân vận được ban hành nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) đã nhấn mạnh nội dung phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và công tác dân vận trong xây dựng Đảng, yêu cầu tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy sức mạnh to lớn của Nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự tin dân, trọng dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân; giải quyết bức xúc, kiến nghị chính đáng của Nhân dân; kịp thời thể chế đường lối, chủ trương của Đảng phù hợp với lợi ích, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, nhất là cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, công tác dân vận của hệ thống chính trí.

4. Bài học kinh nghiệm

Những bài học kinh nghiệm trong công tác dân vận của Đảng được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tổng kết, đó là “Sự nghiệp cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chính Nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời Nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”. “Không ngừng củng cố tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công”.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm, trong đó bài học kinh nghiệm về công tác dân vận tiếp tục được khẳng định, đó là:  “Phải phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo sự nhất trí trong Đảng và đồng thuận xã hội; tăng cường mối quan hệ mật thiết với Nhân dân”.

 III. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 90 NĂM, TIẾP TỤC LÀM TỐT CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác dân vận gắn với công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức đã được tăng cường, tiếp tục đổi mới và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước đạt được kết quả tích cực; ý thức trách nhiệm, tinh thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là của người đứng đầu được nâng lên. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, tăng cường hoạt động giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nâng cao đời sống, giải quyết có hiệu quả nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân. Những kết quả quan trọng đó đã góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuy nhiên, công tác dân vận chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, nhận thức về công tác dân vận, công tác nắm tình hình Nhân dân, phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên; việc thể chế đường lối, chủ trương của Đảng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; công tác vận động, tuyên truyền, giải quyết khiếu kiện phức tạp, đông người kéo dài… còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu đó là, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức đảng, nhất là ở cơ sở còn hạnh chế; một số nơi vai trò tiên phong, nòng cốt của cán bộ, đảng viên còn mờ nhạt; một số chủ trương, chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội còn chậm và chưa hiệu quả, cá biệt có chủ trương, chính sách chưa được sự đồng thuận cao của Nhân dân; chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.

Trong bối cảnh đaát nước đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra; trình độ dân trí ngày càng cao; vai trò làm chủ của Nhân dân ngày càng được mở rộng; các phương tiên thông tin trực tiếp tác động ngày càng đa dạng, đa chiều; các thế lực thù địch, phần tử xấu chống phá ngày càng tinh vi, quyết liệt… để tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận của Đảng, các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động về công tác dân vận của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị; phát huy vai trò của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Đẩy mạnh tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận; đổi mới cách thức tuyên truyền về công tác dân vận, sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Đổi mới công tác dân vân theo hướng thiết thưc, sáng tạo, hướng đến mục tiêu đồng thuận, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2. Tập trung làm tốt công tác dân vận của các cơ quan nhà nước các cấp, trọng tâm là:

- Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò, sự tham gia của nhân dân trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và Nhân dân, giữa các vùng, miền, quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội. Tiếp tục hoàn thện, cụ thể hoá cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nâng cao chất lượng, khắc phục tính hình thức trong hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động giám sát, tiếp dân, đối ngoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiện nghị của Nhân dân.

- Tiếp tục hoàn thiện và thực thi quy định về đạo đức công vụ kết hợp với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng công tác dân vận; phát huy vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trực tiếp giao tiếp với Nhân dân. Chống các khuynh hướng mị dân, kích động dân trước những hiện tượng tiêu cực. Kiên quyết phê phán, đấu tranh mạnh mẽ với biểu hiện thờ ơ, vô cảm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu dân…

- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường đối thoại, tiếp xúc với Nhân dân, sâu sát cơ sở, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân; sớm khắc phục tình trạng chậm hoặc không nắm được tình hình Nhân dân. Tập trung xử lý khẩn trương, dứt điểm, kịp thời các vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân, các vụ khiếu kiến đông người, vượt cấp, kéo dài, tránh để hình thành và lan rộng các điểm nóng về an ninh, trật tự xã hội.

3. Phát huy vai trò, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và tổ chức của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng theo hướng có trọng tâm, thực chất, hiệu quả hơn; nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể. Quan tâm lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, mặt trận, đoàn thể; kiên quyết không bố trí cán bộ thiếu gương mẫu, đạo đức kém, vi phạm kỷ luật làm công tác dân vận.

Thực hiện nghiêm túc và nhất quán nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật, Nhà nước chỉ cấp kinh phí để thực hiện những nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao đối với các hội quần chúng.

4. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”, tích cực tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận.

5. Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng, nâng cao vai trò trách nhiệm và tính gương mẫu của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, tổ chức; kiên quyết đấu tranh với những quan điểm, luận điệu sai trái.

6. Tăng cường phối hợp, thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan, tổ chức với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghi quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân vận.

  IV. NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ VẺ VANG CỦA NGÀNH DÂN VẬN ĐẮK LẮK

1- Công tác dân vận của trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945)

Ở Đăk Lăk, do điều kiện cụ thể, công tác vận động cách mạng chỉ bắt đầu sau khi thực dân Pháp xây dựng nhà đày Buôn Ma Thuột làm nơi giam cầm các chiến sỹ Cộng sản. Tháng 11-1930, sau khi đàn áp dữ dội cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp đưa đoàn tù chính trị đầu tiên đến giam tại Buôn Ma Thuột. Do tù nhân đưa lên ngày càng nhiều, Khâm sứ Trung Kỳ ra lệnh xây dựng nhà đày có khả năng giam giữ khoảng 600 tù nhân. Đến tháng 5-1935, số tù chính trị giam giữ tại Buôn Ma Thuột đã lên đến 399 người, trong đó đại bộ phận là các chiến sỹ Cộng sản bị kết án tử hình giảm xuống chung thân hoặc chung thân đi đày. Mặc dù thực dân Pháp ra sức khủng bố và thực hiện chế độ lao tù khắc nghiệt, nhưng các chiến sỹ Cộng sản đã tìm mọi cơ hội để giáo dục, tuyên truyền, giác ngộ được một số binh lính, nhân viên y tế phục vụ tại nhà đày; lập ra Hội Tương tế để giúp nhau học tập, giữ vững khí tiết; làm một số tờ báo chép tay bí mật chuyển ra ngoài để tuyên truyền, vận động cách mạng.

Những năm 1936-1937, Mặt trận Bình dân thắng thế ở Pháp, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương thay thế Hội Phản đế Đồng minh để lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đấu tranh giành độc lập. Các chiến sỹ Cộng sản trong nhà đày Buôn Ma Thuột đã lập ra một số tổ chức như: Ban Vận động cách mạng, Nhóm Trung kiên, Cách mạng chiến sỹ đoàn... và tích cực móc nối, giác ngộ thêm một số công chức, binh lính đang làm việc cho Pháp như Y Som, Y Blih, Y Wang, Y Bih Alêŏ, Nguyễn Khắc Tính... Nhiều binh lính, công chức, viên chức, học sinh bước đầu được tiếp thu ánh sáng cách mạng của Đảng. Tháng 2-1940, công nhân đồn điền C.A.D.A tổ chức một cuộc đình công 10 ngày đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống, phản đối chính sách bóc lột của giới chủ Pháp; mở đầu các cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân và đồng bào ở các đồn điền, buôn làng đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống sưu cao thuế nặng...

Tháng 5 năm 1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 ra chủ trương “Đánh đuổi Pháp - Nhật" và quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh. Ngày 25-10-1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ, trong đó khẳng định: “Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc giải phóng và sinh tồn”. Cùng với việc thành lập Mặt trận Việt Minh, Đảng chủ trương đổi tên Công hội thành Hội công nhân cứu quốc; Nông hội thành Hội nông dân cứu quốc; đồng thời thành lập Hội quân nhân cứu quốc, Đoàn nhi đồng cứu quốc và một số đoàn thể khác như Hội văn hóa cứu quốc, Đoàn học sinh cứu quốc.

Trước tình hình mới và yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng ngày càng bức thiết, các chiến sỹ Cộng sản ở nhà đày Buôn Ma Thuột một mặt đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống chế độ lao tù, chuẩn bị tổ chức vượt ngục để đưa cán bộ về với phong trào; mặt khác đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, móc nối, tuyên truyền gây dựng cơ sở bên ngoài. Chính thông qua công tác tuyên truyền, vận động của các chiến sỹ Cộng sản nhà đày Buôn Ma Thuột, hàng chục binh lính, công chức, trí thức và công nhân đồn điền đã giác ngộ, trở thành đầu mối phát triển ảnh hưởng của Đảng và Mặt trận Việt Minh. Đây là kết quả to lớn của công tác vận động quần chúng trong những năm đầu thành lập Đảng. Thông qua những hạt nhân này, đã góp phần tuyên truyền giáo dục, giác ngộ hàng trăm công nhân, binh lính và đồng bào các dân tộc, chuẩn bị lực lượng cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 09-3-1945, phát xít Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. Ngày 12-03-1945, Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và ngày 15-3-1945, Việt Minh ra lời kêu gọi Kháng Nhật cứu nước. Tại Buôn Ma Thuột, sau khi đảo chính Pháp, quân Nhật bắt toàn bộ lực lượng của Pháp từ Chánh, Phó sứ đến chỉ huy các tiểu đoàn Khố xanh, Khố đỏ và chủ các đồn điền chuyển về Nha Trang. Chúng nhanh chóng thành lập bộ máy tay sai ở Đắk Lắk. Sau sự kiện trên, tình hình ở Đắk Lắk chuyển biến nhanh chóng, các chiến sỹ Cộng sản trong nhà đày và cơ sở ta ở bên ngoài quyết định đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, phát triển lực lượng Việt Minh. Tháng 3-1945, một số sinh viên người Ê đê từ Sài Gòn trở về quê tham gia Mặt trận Việt Minh; dịch quyển Điều lệ Mặt trận Việt Minh ra tiếng Pháp và tiếng Ê đê phân phát rộng rải ở Buôn Ma Thuột. Cơ sở của Đảng đã tổ chức cho công nhân, đồng bào ở các buôn làng đẩy mạnh cuộc đấu tranh đòi thả tù chính trị và thông qua hoạt động này đã có nhiều sỹ quan, binh lính, công chức người dân tộc thiểu số gia nhập Việt Minh, hoạt động chính là vận động quần chúng, tập hợp thanh niên học chữ quốc ngữ, học các bài hát ca ngợi tình đoàn kết Kinh-Thượng, kêu gọi đồng bào đoàn kết chống bọn chánh tổng, chủ làng, chống đi xâu, chống nộp thuế.

   2. Công tác dân vận trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Ban lãnh đạo Đảng bộ tỉnh tập trung chỉ đạo công tác vận động nhân dân tham gia củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang, diệt giặc đói, giặc dốt, thực hiện các quyền và nghĩa vụ thiêng liêng cách mạng đã mang lại. Tháng 9 năm 1945, tỉnh tổ chức “Liên hoan đoàn kết dân tộc” dưới hình thức hội chợ nông nghiệp. Lần đầu tiên đại diện hàng trăm buôn làng đã về dự hội chợ, với hoạt động trưng bày, triển lãm, trao đổi các sản phẩm nông nghiệp, biểu diễn ca múa, văn nghệ cồng chiêng, thi tài các môn thể thao như bắn cung, cưỡi ngựa. Liên hoan đoàn kết dân tộc có ý nghĩa to lớn trong việc xóa bỏ những hiềm khích, nghi kỵ giữa các dân tộc do thực dân Pháp gây nên.

Tuy nhiên, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước ta đã phải đối mặt với âm mưu thực dân Pháp xâm lược trở lại. Tháng 9-1945, núp sau lưng quân Anh và dưới danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, thực dân Pháp đã bắt đầu gây hấn ở Sài Gòn và Nam Trung bộ. Trước tình đó, lãnh đạo tỉnh đã kịp thời có chủ trương xây dựng, củng cố lực lượng, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ngày 01-9-1947, Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về công tác dân vận, nhằm tăng cường công tác vận động các giới, các tổ chức, đoàn thể, hướng đến mục tiêu đoàn kết toàn dân tham gia "kháng chiến kiến quốc”, ủng hộ Chính phủ. Ở Đắk Lắk, do điều kiện cụ thể, Ban Dân vận chưa được thành lập, nhưng thông qua chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể, công tác dân vận đã tập trung vào việc bám dân, vận động quần chúng tham gia kháng chiến; tuyển chọn thanh niên bổ sung vào các đội công tác; tổ chức sản xuất, hỗ trợ lương thực thực phẩm cho kháng chiến. Học tập kinh nghiệm ở vùng tự do Liên Khu V, các đội công tác của ta đã vận động đồng bào xây dựng một số nông đoàn, góp ruộng đất, nông cụ để canh tác chung, áp dụng các giống cây trồng mới năng suất cao từ miền xuôi đưa lên, sử dụng phân bón, trâu bò kéo trong sản xuất, thay đổi nhiều tập quán canh tác cũ lạc hậu.  

Để mở rộng hơn nữa việc vận động nhân dân tham gia kháng chiến, các huyện Cheo Reo, Buôn Hồ, M’Drắk lần lượt tổ chức Đại hội nhân dân. Ta tập trung tuyên truyền, giải thích đường lối "toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến" của Đảng, động viên bà con các dân tộc ra sức sản xuất và tiết kiệm để đề phòng nạn đói và đóng góp sức người sức của cho cách mạng. Tháng 10-1949, tại Buôn Chung (M’Drắk), Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh tổ chức Đại hội Nhân dân toàn tỉnh; hàng trăm đại biểu ở nhiều buôn, làng về dự thể hiện quyết tâm to lớn của nhân dân đối với sự nghiệp kháng chiến chống Pháp. Đồng bào đã đóng góp trâu, heo, gà, lúa gạo và tặng cho tỉnh 2 con voi để làm phương tiện vận chuyển.

Bên cạnh việc động viên sức người sức của phục vụ kháng chiến, một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác dân vận thời điểm này là phát động quần chúng đấu tranh phá tề trừ gian ở nông thôn. Sau thắng lợi của chiến dịch Nguyễn Huệ (tháng 7-1950), tỉnh tập trung chỉ đạo kiện toàn, củng cố các đoàn thể ở vùng căn cứ; đồng thời tăng cường vận động nhân dân chống lập tề trong vùng địch. Đối với những địa bàn địch kiểm soát ban ngày, ta cho lập tề "hai mặt" dưới danh nghĩa bộ máy của địch nhưng theo ta. Đối với những địa bàn địch kiểm soát cả ngày lẫn đêm, tập trung cán bộ dân vận, tề vận giỏi để tiếp xúc, tranh thủ tầng lớp trên ủng hộ cách mạng; liên tục phát động quần chúng đấu tranh hạ uy thế bọn tề điệp, chống lùng càn bảo vệ sản xuất. Trong một thời gian ngắn tình hình phong trào cách mạng ở nông thôn đã có nhiều chuyển biến; cơ sở cách mạng phát triển nhanh; nhiều nơi quần chúng đấu tranh thắng lợi, phá được các ổ vũ trang (Goums) cài cắm vào buôn làng, không cho chúng bắt lính, bắt xâu trong mùa rẫy, buộc tề nguỵ làm việc cho Pháp nhưng không khai báo cơ sở Việt Minh.

Nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân vận lúc này là tăng cường củng cố hoạt động của các đoàn thể, nhất là Hội Phụ nữ, Hội Thanh niên và Mặt trận Liên Việt. Ở tỉnh lúc này chưa thành lập Mặt trận Liên Việt nhưng nhiều huyện và xã đã hình thành Mặt trận Liên Việt trên cơ sở Mặt trận Việt Minh. Thông qua công tác bám dân, vận động quần chúng, xây dựng thực lực cách mạng, ta tiếp tục mở rộng vùng nông thôn làm chủ và vùng tranh chấp; đồng thời đẩy mạnh hoạt động sản xuất phục vụ kháng chiến. Trong vùng căn cứ và vùng tự do, đã thành lập các hợp tác xã quốc dân thiểu số để thu mua nông lâm sản và bán gạo muối, dụng cụ sản xuất cho đồng bào; xây dựng một số xưởng dệt; mở mang trường lớp, cơ sở y tế; từng bước đẩy mạnh các mặt văn hóa, giáo dục, cải thiện đời sống của nhân dân.

Trong hai năm 1951-1952, dưới sự tổ chức, vận động của các đoàn thể, đồng bào vùng căn cứ và các đồn điền đã đóng góp cho tỉnh mỗi năm trên 400 tấn lương thực cùng với hàng chục tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm khác phục vụ bộ đội. Thông qua phong trào vần công, đổi công, giúp đỡ nhân dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tận dụng mọi khả năng để mở rộng diện tích canh tác. Ngành nông nghiệp tích cực liên hệ với các tỉnh đồng bằng xin giống mới và nông cụ để cấp cho nông dân. Đặc biệt, theo sự chỉ đạo của Liên khu, nhân dân ở Bình Định, Phú Yên đã tích cực hỗ trợ cho đồng bào ở Đăk Lăk. Trong năm 1952, đã có 2.000 lượt dân công miền xuôi vận chuyển 78 tấn hàng hóa, chủ yếu là giống cây trồng và nông cụ lên giúp nhân dân các huyện Cheo Reo, Buôn Hồ, M’Drắk. Nhờ vậy, trong 7 xã vùng tự do ở Cheo Reo, Buôn Hồ và một số vùng mới giải phóng như Bàu Bàng, Đá Mài, nhân dân từ chỗ thiếu đói đã đủ ăn và hỗ trợ ngày càng nhiều lương thực, thực phẩm cho lực lượng vũ trang.

Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết; cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi. Từ chỗ là vùng địch hậu, mất đất, mất dân, thực lực nhỏ bé, đến khi kết thúc cuộc kháng chiến, ta đã xây dựng được lực lượng vũ trang tỉnh, huyện; từng bước kiện toàn bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể; hình thành 8 khu căn cứ, phát triển 1.165 đảng viên và trên 5 nghìn dân quân du kích. Mặc dù do điều kiện cụ thể, chưa có hệ thống tổ chức dân vận hoàn chỉnh, nhưng công tác dân vận đã được Ban cán sự Đảng chăm lo và thường xuyên quan tâm chỉ đạo và công tác dân vận đã góp phần rất quan trọng vào việc gây dựng cơ sở, phát triển thực lực cách mạng, động viên nỗ lực, ý chí của đồng bào các dân tộc hướng về kháng chiến; cung cấp sức người, sức của, đảm bảo hậu cần cho bộ đội đánh giặc. Hàng trăm con em đồng bào đã thoát ly gia nhập bộ đội, đội công tác; hàng nghìn gia đình trong vùng căn cứ cũng như vùng địch hăng hái tham gia phong trào du kích, đấu tranh phá tề, giành quyền làm chủ ở nông thôn. Đó là cơ sở và là những nhân tố quan trọng để nhân dân ta bước vào cuộc chiến đấu mới chống Mỹ - Diệm, tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất Tổ quốc.

3. Công tác dân vận trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- 1975)

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên phủ, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21-7-1954, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Theo điều khoản của Hiệp định, nước ta tạm chia làm hai miền, thực hiện chuyển quân tập kết, sau hai năm sẽ tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Nhưng lợi dụng sự suy sụp của thực dân Pháp, Mỹ đã gạt Pháp, đưa Ngô Đình Diệm về nước lập chính phủ bù nhìn ở miền Nam.

Tháng 3-1955, Diệm ra sắc lệnh xóa bỏ chế độ “Hoàng triều cương thổ” của Bảo Đại, lập Tòa Đại biểu Chính phủ tại Cao Nguyên Trung phần cùng một số cơ quan Ngụy quyền đặt trụ sở tại Buôn Ma Thuột. Ngày 08-01-1955, Diệm ban hành đạo dụ về cải cách điền địa nhằm tước đoạt ruộng đất của nhân dân; cưỡng ép đưa hàng nghìn dân từ các tỉnh miền Trung lên Đăk Lăk, đồng thời gom dân vào các dinh điền phục vụ cho việc bình định, chống phá cách mạng. Bên cạnh đó, Diệm thi hành một số chính sách văn hóa xã hội mị dân phản động, hô hào đổi mới văn hóa, thay đổi lối sống, tập quán, nhưng thực chất là chính sách đồng hóa và kỳ thị.

Tháng 8-1954, Hội nghị Bộ Chính trị bàn về công tác cách mạng ở miền Nam đã khẳng định: Kẻ thù của nhân dân ta là đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân miền Nam là thi hành Hiệp định đình chiến và đấu tranh đòi đối phương thi hành. Chuyển hướng công tác cho thích hợp với điều kiện hòa bình; sắp xếp cán bộ, bố trí lực lượng, tận dụng những điều kiện thuận lợi để hoạt động. Đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình đấu tranh đánh đổ chính quyền Ngô Đình Diệm thân Mỹ, thực hiện tự do dân chủ và thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và Liên khu ủy V, ta tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác vận động các ngành các giới chống Mỹ Diệm. Những tháng đầu năm 1956, cơ sở của ta đã in hàng vạn tờ truyền đơn ủng hộ Cương lĩnh 10 điểm của của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và rải ở nhiều nơi như chợ Buôn Ma Thuột, Trường Nguyễn Du, Trường Y Jút, trụ sở Liên đoàn Lao công nguỵ và nhiều đồn điền ở vùng ven, kêu gọi các tầng lớp nhân dân đấu tranh đòi Mỹ Diệm thi hành Hiệp định hòa bình, đòi thực thi quyền dân sinh dân chủ. Tại Buôn Ma Thuột và các thị trấn, thị tứ ở Cheo Reo, Buôn Hồ, Khánh Dương, Lạc Thiện đã nổ ra hàng loạt cuộc đấu tranh phản đối “Lễ Thanh minh tố cộng” của nguỵ quyền. Đồng bào phật tử dưới sự lãnh đạo của các trí thức Phật giáo yêu nước phối hợp với công chức, viên chức, giáo chức-học sinh tổ chức tuần hành ở các đường phố, nêu khẩu hiệu đòi hòa bình, hòa hợp dân tộc; viết thư gửi Ngô Đinh Diệm phản đối âm mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ, đòi thực thi quyền dân sinh dân chủ.

Ở vùng nông thôn, các đội công tác của ta nhanh chóng bám vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tranh thủ điều kiện để xây dựng cơ sở. Một số vùng có phong trào mạnh trong chống Pháp như Thồ Lồ, Đất Bằng, Ai Nu, Cư Djŭ - Dliêya ta nắm được tề ngụy nên thuận lợi cho việc bám dân, vận động đồng bào lập thành các đoàn đấu tranh chính trị kéo vào quận lỵ đòi thi hành Hiệp định đình chiến, đòi địch thả thanh niên bị bắt lính về lại buôn làng, đòi được tự do đi lại làm ăn. Trong các đồn điền đã vận động công nhân tổ chức đình công đòi bọn chủ thực hiện ngày làm 8 giờ; nghỉ ngày chủ nhật có hưởng lương; đòi tăng lương theo thời giá; chống đánh đập công nhân; đòi phải sửa nhà ở, cấp phát gạo tốt cho người lao động.

Ngày 31-01-1961, Bộ Chính trị ra Chỉ thị về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam. Về công tác vận động quần chúng, Chỉ thị nêu rõ: Phải ra sức xây dựng cơ sở của Đảng và quần chúng, nhất là ở những nơi còn yếu. Hình thức tổ chức quần chúng ở những nơi còn địch kiểm soát vẫn phải lấy tổ chức hợp pháp làm chính. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Tỉnh uỷ tập trung chỉ đạo Mặt trận Dân tộc Giải phóng và các đoàn thể tăng cường bám buôn làng, vận động quần chúng, tiếp xúc với tầng lớp trên và tìm cách liên hệ lôi kéo số sỹ quan, công chức có cảm tình với cách mạng. Trong những năm 1961-1962, cơ sở của ta không chỉ phát triển mạnh ở nông thôn vùng sâu vùng xa, mà không ngừng mở rộng ở các trung tâm quận lỵ, thị xã Buôn Ma Thuột và phần lớn đồn điền, dinh điền ven quốc lộ 14 và 21.

Tháng 8-1963, thực hiện chỉ đạo của Liên khu ủy V, Đảng bộ tỉnh tiến hành Đại hội lần thứ 2 tại EaTră (Đông Chư Dju) nhằm đánh giá tình hình, bàn chủ trương, biện pháp đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ ngụy. Đại hội đã bầu Tỉnh uỷ mới do đồng chí Nguyễn Liên (Bốn Đạo) làm Bí thư. Thời điểm này, Tỉnh uỷ chưa quyết định thành lập Ban Dân vận nhưng phân công đồng chí Ama Thương (Siu Pui), Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng B3 phụ trách công tác dân vận của Đảng. Công tác dân vận lúc này tập trung chủ yếu vào việc lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể nhằm đẩy mạnh tranh thủ tầng lớp trên, các chủ đồn điền, các nhà tư sản, công chức, binh lính, nhân sỹ trí thức và phát triển cơ sở ở nông thôn.

Sau những thất bại nặng nề trên chiến trường, nhất là bị quân dân ta đánh bại trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và quốc sách ấp chiến lược bị sụp đổ, ngụy quân ngụy quyền lâm vào thế suy sụp. Đế quốc Mỹ đã phải đưa quân trực tiếp tham chiến ở miền Nam, mở rộng chiến tranh với quy mô lớn và tổ chức đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân.

Do yêu cầu của tình hình mới, vào tháng 10-1965, Khu ủy V quyết định hợp nhất B3, B5 thành tỉnh Đắk Lắk. Dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Khu uỷ khu V, Tỉnh uỷ Đắk Lắk được thành lập, hình thành 11 cơ quan thuộc Tỉnh ủy, trong đó có Ban Dân vận. Tuy đã thành lập, nhưng Ban Dân vận lúc này không có bộ máy và cán bộ chuyên trách. Nhiệm vụ chủ yếu là chỉ đạo phối hợp với Mặt trận và các Tiểu ban Thanh vận, Phụ vận, tôn giáo vận. Mặt trận Dân tộc Giải phóng B3, B5 lúc này cũng đã được hợp nhất lại thành Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh Đăk Lăk. Tháng 10 năm 1966, Tỉnh ủy quyết định thành lập tổ chức Nông hội tỉnh. Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, công tác dân vận lúc này tập trung toàn lực vào việc vận động nhân dân vùng căn cứ đẩy mạnh sản xuất, xây dựng hậu cần, củng cố chính quyền, đoàn thể. Đến cuối năm 1967, đã tổ chức bầu cử HĐND và Uỷ ban NDCM 2 huyện (H9 và H1); thành lập 25 Uỷ ban NDCM cấp xã. Hội phụ nữ giải phóng, Hội Thanh niên giải phóng, Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng phát triển rộng khắp. Cả 28 xã trong vùng giải phóng đều thành lập Ủy ban mặt trận xã; đồng thời, vận động nhân dân thành lập 234 tổ vòng đổi công; đẩy mạnh công tác động viên sức người, sức của phục vụ tiền tuyến.

Từ sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân (1968), đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm pháp với ta. Nhưng ở chiến trường Đắk Lắk, địch vẫn tập trung lực lượng đánh phá quyết liệt. Tháng 4-1969, Đại hội Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk lần thứ IV (họp từ ngày 15 đến 20-4-1969) đã đánh giá tình hình, đề ra một số nhiệm vụ cơ bản, trong đó xác định chống “bình định cấp tốc” là nhiệm vụ trung tâm. Về công tác giành dân, giữ dân Đảng bộ nhấn mạnh: “Nông thôn là vấn đề cơ bản của cách mạng chẳng những trong giai đoạn tổng công kích, tổng khởi nghĩa mà cả lâu dài. Giành, giữ dân nông thôn là yêu cầu cơ bản, cấp bách cho thắng lợi của cách mạng. Về công tác dân vận, Đảng bộ chỉ đạo: “Tập trung mở rộng khối đoàn kết đấu tranh chống Thiệu-Kỳ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng, vạch mặt bọn cầm đầu FULRO làm tay sai cho Mỹ. Tăng cường công tác vận động tranh thủ tầng lớp trên, lưng chùng, công viên chức, sỹ quan nguỵ quân nguỵ quyền, học sinh sinh viên, trí thức”.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Thường vụ Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo, củng cố các Ban, ngành, đoàn thể nhằm mở rộng mặt trận đoàn kết nhân dân chống Mỹ ngụy. Công tác dân vận lúc này tập trung toàn lực vào việc phát động quần chúng đấu tranh “hai chân, ba mũi”; xóa bỏ tề ngụy, thuần khiết nội bộ nhân dân; xây dựng thực lực chính trị, củng cố Mặt trận, các đoàn thể; đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống; tăng cường tấn công chính trị, binh địch vận ra tuyến trước; tổ chức bố phòng chống địch phản kích; động viên nhân tài vật lực phục vụ kháng chiến.

Từ năm 1970, phong trào cách mạng phát triển, đòi hỏi ngày càng cao nhu cầu lương thực cho các chiến trường. Với chủ trương coi sản xuất là một trong những công tác trọng tâm của vùng giải phóng, tỉnh đã tăng cường cán bộ, đầu tư nhân vật lực đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Nhiều buôn như: buôn Chàm, buôn M’Ghĭ, buôn Ea Chŏ, buôn M’năng Tý, buôn Hăng Năm... trồng thí điểm có kết quả giống lúa lùn ngắn ngày (IR8) năng suất cao. Mô hình tương trợ giản đơn như tổ vần công, đổi công bắt đầu phát triển thành mô hình hợp tác, nhân rộng từ vùng dân tộc thiểu số sang vùng đồng bào Kinh và được đồng bào hưởng ứng sôi nổi. Tại H9, gần một nửa trong số 52 tổ vòng đổi công chuyển sang mô hình hợp tác, góp ruộng, nông cụ sản xuất chung.

Trong vùng địch, công tác dân vận-mặt trận tiếp tục được đẩy mạnh. Cơ sở ta vận động Tỉnh hội Phật giáo tổ chức các cuộc tuần hành kéo vào Tòa Hành chính tố cáo tội ác của Mỹ ngụy gây chiến tranh hủy diệt, đòi bồi thường thiệt hại, cứu trợ nạn nhân chiến tranh. Cốt cán của Mặt trận ở các buôn ấp, dinh điền liên tục tổ chức tuyên truyền, giáo dục chính trị, phát động quần chúng và thâm nhập vào các đồn điền do ngoại kiều làm chủ giải thích chính sách đoàn kết, hoà hợp của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Đồng thời, phát động quần chúng nổi dậy lần lượt phá các khu dồn, giải phóng hàng nghìn dân tại khu vực Buôn Hồ, Phú Nhơn. Đến năm 1972, vùng căn cứ ta có 8.500 dân, vùng giải phóng 5.900 dân, vùng giải phóng mới mở 12.000 dân, vùng tranh chấp 19.500 dân, vùng nới lỏng kềm 21.000 dân, vùng nông thôn địch kiểm soát nhưng ta xây dựng được cơ sở là 33.000 dân.

Sau thắng lợi to lớn của quân dân miền Nam năm 1972 và những chiến công xuất sắc của quân và dân miền Bắc đập tan trận tập kích chiến lược bằng máy bay B52 trong 12 ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng, đã buộc Chính phủ Mỹ ký kết hiệp định Pa ri ngày 27-01-1973. Tuy nhiên, sau Hiệp định Pa ri, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vẫn ngoan cố không thực hiện. Từ giữa năm 1973, địch dấn sâu vào âm mưu lấn chiếm, phá hoại vùng giải phóng; ban hành nhiều chính sách nhằm lôi kéo quần chúng vào cuộc chiến giành dân lấn đất. Để ứng phó với âm mưu, thủ đoạn mới của địch, ta một mặt tăng cường đấu tranh vũ trang, mặt khác đẩy mạnh công tác dân vận để giữ vững ngọn cờ hòa bình. Trong thời gian tạm hòa hoãn (từ tháng 4-1973), công tác dân vận tập trung vào việc bám dân, tuyên truyền về ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Pa ri; vận động quần chúng đề cao cảnh giác, sẵn sàng đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn chống phá, lấn chiếm của địch, bảo vệ hòa bình. Ngày 11-7-1973, Thường vụ Tỉnh ủy ra văn bản chỉ đạo: “Tình hình hiện nay chiến tranh chấm dứt, hoà bình lập lại nhưng chưa được củng cố, trạng thái vừa có hòa bình vừa có chiến tranh còn kéo dài...Công tác chống lấn chiếm hiện nay trở thành công tác trung tâm và cấp bách của Đảng bộ, nên các ngành, các đơn vị lực lượng, các mặt công tác đều phải xoay quanh công tác trung tâm này để chỉ đạo thực hiện”

Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thông qua công tác dân vận ta mở một chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ ở các vùng nông thôn, vạch trần âm mưu của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phá hoại Hiệp định Pa ri; giáo dục đồng bào về ý thức cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ hòa bình. Trong vùng địch, ta tổ chức rải truyền đơn, nêu khẩu hiệu “Vì hoà bình và đời sống”, tổ chức hàng trăm cuộc tuyên truyền, phát động quần chúng cho đồng bào ở các buôn ấp; thành lập 3 Ban Vận động đấu tranh “Vì hòa bình và đời sống” hoạt động công khai ở quận lỵ Buôn Hồ và Phú Nhơn. Tranh thủ điều kiện sau Hiệp định Pa ri, Mặt trận, đoàn thể trong vùng căn cứ tập trung chỉ đạo, tổ chức cho dân bám buôn, bám dinh điền khôi phục lại sản xuất. Bằng nỗ lực rất lớn của nhân dân, năm 1974 đã đưa diện tích trồng tỉa trong vùng giải phóng lên 1.320 ha, đạt bình quân lương thực đầu người 400 kg, riêng vùng dinh điền đạt 668 kg/người.

Sau hơn một năm đấu tranh thi hành Hiệp định Pa ri, thế và lực của ta trên chiến trường có nhiều chuyển biến. Chiến thắng của lực lượng vũ trang cách mạng cuối năm 1974 giải phóng một số quận lỵ ở miền Nam cùng với việc Ních xơn từ chức đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, mở ra khả năng giải phóng miền Nam. Tháng 01-1975, Bộ Chính trị họp nhận định: "Chưa bao giờ ta có đủ điều kiện quân sự, chính trị, thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất". Bộ chính trị dự kiến nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam và quyết định chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu tiến công chủ yếu của chiến dịch Tây Nguyên. Tháng 02-1975, Quân ủy Trung ương thành lập Bộ tư lệnh chiến dịch. Đồng chí Bùi San đại diện Thường vụ Khu ủy 5 vào truyền đạt quyết tâm của Bộ Chính trị cho Tỉnh ủy Đăk Lăk và cùng Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên bàn kế hoạch phối hợp tiến công và nổi dậy ở chiến trường Buôn Ma Thuột. Tỉnh ủy quyết định chọn H4 và H5 (Tây Buôn Hồ và Đông Buôn Hồ) làm “điểm chỉ đạo nổi dậy trong chiến dịch”; các địa phương khác tích cực chuẩn bị về mọi mặt để sẵn sang tham gia chiến dịch.

Công tác dân vận lúc này đặt nhiệm vụ trọng tâm vào việc thành lập các đội công tác và xây dựng phương án tổ chức cho quần chúng nổi dậy phối hợp với lực lượng vũ trang giải phóng nông thôn, đồng thời vận động động du kích và thanh niên xung phong tham gia công tác mở đường, vận chuyển hậu cần, phối hợp với lượng vũ trang địa phương tăng cường hoạt động giữ thế bám trên những tuyến hành lang trọng yếu, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của chiến dịch. Tại chiến trường chính, Thường vụ Tỉnh ủy cùng với Thị ủy Buôn Ma Thuột lựa chọn 83 cán bộ chiến sỹ ở các ban ngành tổ chức tập huấn, hình thành đội công tác chính trị làm nhiệm vụ phát động quần chúng nổi dậy ở thị xã, tham gia truy quét bọn ác ôn, tề điệp và tiếp quản sau giải phóng.

Có thể nói, trong suốt chặng đường hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hệ thống dân vận có lúc chưa hình thành, có lúc đã hình thành nhưng chưa có bộ máy đầy đủ, song công tác dân vận luôn luôn được Đảng bộ tỉnh quan tâm chỉ đạo. Vai trò của công tác dân vận đã được thể hiện cụ thể qua việc xây dựng cơ sở cốt cán trong vùng địch kiểm soát, nhất là trong tầng lớp trên, hàng ngũ trí thức, công chức, nhân sĩ; nắm lực lượng binh lính, dân vệ ở các dinh điền, buôn ấp để phát động phong trào đồng khởi phá kềm, phá ấp chiến lược, giải phóng nông thôn và động viên sức mạnh của quần chúng nhân dân xây dựng vùng giải phóng. Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến, nhất là sau Hiệp định Pa ri, công tác dân vận đi đầu trong việc giương cao ngọn cờ hoà hợp dân tộc, tranh thủ được hàng ngũ nhân sỹ, trí thức, tầng lớp trên trong đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục huy động lực lượng quần chúng rộng rải cả vùng ta và vùng địch tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình; chống âm mưu lấn đất giành dân và chống các chính sách mị dân về kinh tế-xã hội của chính quyền Thiệu; động viên nỗ lực cao nhất của đồng bào các dân tộc để giành chiến thắng trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975 lịch sử; đóng góp vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

       4. Công tác dân vận trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (1975-2020)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mở đầu là chiến thắng Buôn Ma Thuột và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ngay sau ngày giải phóng, Đảng bộ tỉnh tập trung chỉ đạo ổn định chính trị-xã hội, từng bước khôi phục sản xuất, giải quyết đời sống cho dân; từng bước xây dựng, kiện toàn bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; thành lập Ban chỉ đạo truy quét FULRO và liên tục mở các đợt cao điểm truy quét, bóc gỡ, bước đầu ngăn chặn âm mưu gây bạo loạn của bọn phản động.

Ngày 25-9-1975, Thường vụ Khu ủy Khu V ra quyết định chuyển hai huyện H2 và H3-7 sang tỉnh Gia Lai, sáp nhập tỉnh Quảng Đức vào tỉnh Đắk Lắk; đồng thời chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 31 đồng chí. Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 5 (sau khi hợp nhất tỉnh) đã tạm thời sắp xếp lại tổ chức, bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể cấp tỉnh. Theo chủ trương này, Ban Dân vận được tổ chức lại bao gồm các đoàn thể: Tỉnh Đoàn thanh niên; Tỉnh Hội phụ nữ; Liên hiệp Công đoàn; Nông hội và Ủy ban Mặt trận tỉnh.

Ngày 29-3-1976, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 249-NQ/TW thành lập Ban Dân vận-Mặt trận Trung ương và đến ngày 24-5-1976, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị về việc thống nhất các tổ chức Mặt trận trong cả nước gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư, từ ngày 31-01 đến 04-2-1977, ba tổ chức Mặt trận đã họp Đại hội thống nhất lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngày 8-3-1977, Ban Bí thư tiếp tục ra Chỉ thị số 05-CT/TW về tăng cường công tác Dân vận-Mặt trận trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: mục tiêu của công tác Dân vận trong quá trình đi lên CNXH là xây dựng chế độ làm chủ tập thể và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao trách nhiệm của các cấp bộ đảng, chính quyền, đoàn thể đối với công tác dân vận và mặt trận; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất của nhân dân, cần kiệm xây dựng CNXH.

Về tổ chức bộ máy công tác dân vận - mặt trận, Chỉ thị nêu rõ: Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Dân vận - Mặt trận, ở cấp huyện phân công ủy viên thường vụ phụ trách; cấp xã phân công ủy viên thường vụ hoặc cấp ủy viên phụ trách. Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Ban Bí thư, tháng 6-1977, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định thành lập Ban Dân vận - Mặt trận tỉnh, với nhiệm vụ trọng tâm là tham mưu cho Tỉnh ủy tăng cường củng cố khối đoàn kết dân tộc, xây dựng các đoàn thể quần chúng vững mạnh, phát động nhân dân thi đua thực hiện nhiệm vụ cải tạo XHCN trong nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hoá mới.

Tháng 10-1977, Ban Dân vận-Mặt trận tỉnh tổ chức Đại hội Mặt trận lần thứ V, ra nghị quyết về việc thành lập Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh (thay Mặt trận Dân tộc Giải phóng). Sau Đại hội Mặt trận tỉnh, các đoàn thể thuộc khối Dân vận cũng đã lần lượt củng cố và tiến hành đại hội: Đầu tháng 7-1977, Đại hội lần thứ nhất Công đoàn tỉnh; cuối tháng 7-1977, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ hai; tháng 7-1978, Đại hội Nông hội tỉnh lần thứ nhất. Dưới sự chỉ đạo của Ban Dân vận-Mặt trận, các đoàn thể đã tập trung nỗ lực vào việc vận động nhân dân hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, thực hiện 3 cuộc cách mạng ở nông thôn; thi đua “vươn lên hàng đầu giành 5 mục tiêu”: Xóa sạch bọn phản động có vũ trang FULRO; thực hiện hợp tác hoá nông nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; xoá mù chữ và tham gia xây dựng chính quyền.

Tháng 5-1979, Ban Dân vận-Mặt trận tham mưu cho Tỉnh ủy tổ chức hội nghị nhân sỹ - trí thức dân tộc thiểu số và già làng tiêu biểu toàn tỉnh để quán triệt tình hình, phổ biến một số chủ trương, chính sách mới. Qua hội nghị này khẳng định đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng cho tầng lớp nhân sỹ trí thức DTTS và những người tiêu biểu ở các buôn làng, góp phần tăng cường củng cố khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết Kinh-Thượng, chống âm mưu kích động, chia rẽ của các thế lực thù địch.

Một trong những nội dung quan trọng của công tác dân vận-mặt trận giai đoạn này là tuyên truyền vận động đồng bào các tôn giáo đoàn kết, xây dựng cuộc sống mới. Mặc dù hầu hết cán bộ chưa am hiểu về tôn giáo; bản thân nhiều chức sắc còn mặc cảm, thành kiến, ngại tiếp xúc với chính quyền, nhưng bằng ý thức đoàn kết, bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú, cán bộ dân vận-mặt trận các cấp đã kiên trì vận động làm cho phần lớn chức sắc, tín đồ hiểu được tình hình, yên tâm làm ăn và sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Trong hai năm 1979-1980, đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chính trị cho các vị chức sắc, chức việc để phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào; thường xuyên tổ chức các sinh hoạt chính trị dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động, làm cho quần chúng tín đồ ngày càng hiểu hơn về chính sách, pháp luật; xoá dần mặc cảm lo lắng, hăng hái tham gia các phong trào yêu nước, thi đua sản xuất và hưởng ứng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, trong năm 1978, Ban Dân vận - Mặt trận phát động phong trào vì tuyến đầu Tổ quốc, với tinh thần: "Tất cả cho tuyến trước, tất cả vì chủ quyền an ninh biên giới, tất cả để chiến thắng Kh'mer đỏ xâm lược". Thông qua phong trào này, đã huy động đông đảo nhân dân tham gia đóng góp hậu cần, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ chiến đấu trên tuyến biên giới; tổ chức hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới và tham gia giải phóng Campuchia vào đầu năm 1979, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của Pôn Pốt.

Ngày 17-3-1981, do yêu cầu của tình hình hình mới, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành quyết định số 93/QĐ-TW giải thể Ban Dân vận - Mặt trận cấp tỉnh để thành lập Ban Dân vận và Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc. Theo quyết định này, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tách ra khỏi Ban Dân vận - Mặt trận và kiện toàn lại trên cơ sở mở rộng các thành viên và tổ chức thành viên. Ban Dân vận Tỉnh ủy được củng cố lại. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban Dân vận là tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo công tác vận động quần chúng; chỉ đạo các đoàn thể đẩy mạnh công tác chính trị-tư tưởng, mở rộng các hình thức sinh hoạt dân chủ để nâng cao nhận thức cho quần chúng; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và phát động phong trào thi đua yêu nước trong các ngành, các giới.

Tháng 3-1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã tập trung đánh giá tình hình và sửa đổi, bổ sung một số chính sách lớn trong chặng đường trước mắt của thời kỳ quá độ lên CNXH. Về công tác quần chúng, Đại hội nhấn mạnh: Ở thời kỳ nào công tác vận động và tổ chức quần chúng cũng có ý nghĩa chiến lược. Trong giai đoạn hiện nay, khi cách mạng nước ta làm hai nhiệm vụ xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng không giảm bớt mà càng tăng thêm.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội V của Đảng, ngày 18-4-1983, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 17-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc; tiếp đó, ngày 28-11-1984, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 53-CT/TW về tăng cường công tác quần chúng của Đảng; trong đó xác định sáu nhiệm vụ cơ bản các tổ chức đảng phải tập trung lãnh đạo: một là, làm cho toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị quán triệt sâu sắc quan điểm quần chúng và công tác quần chúng trong giai đoạn mới; hai là, phát huy quyền làm chủ, sử dụng sức mạnh tổng hợp, đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng của nhân dân trên mọi lĩnh vực; ba là, cải tiến và nâng cao trình độ chỉ đạo công tác quần chúng của các cấp ủy đảng; bốn là, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức chính quyền đối với công tác quần chúng, năm là, phát huy vai trò và chức năng của các đoàn thể; sáu là, tăng cường công tác cán bộ làm công tác vận động quần chúng các cấp.

Sau khi có Chỉ thị 53 của Ban Bí thư, các cấp ủy đảng trong tỉnh đã tổ chức quán triệt và tập trung đẩy mạnh công tác dân vận; từng bước làm chuyển biến hiệu quả hoạt động của hệ thống dân vận. Năm 1985, Tỉnh ủy tiếp tục củng cố và tăng cường cán bộ cho Ban Dân vận Tỉnh ủy; một số đồng chí trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú về công tác vận động quần chúng đã được điều động về làm lãnh đạo và cán bộ của Ban Dân vận. Ở các huyện và thị xã Buôn Ma Thuột đều thành lập Ban Dân vận do một đồng chí ủy viên Thường vụ làm Trưởng ban. Ở cấp xã không có khối Dân vận, nhưng công tác dân vận phân công một đồng chí ủy viên thường vụ phụ trách. Cùng với việc kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy, công tác dân vận những năm này được nâng lên về chất; đã tích cực nghiên cứu, tham mưu cho cấp ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận và các đoàn thể quần chúng, góp phần quan trọng cùng với hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả trong công tác xây dựng khối đoàn kết dân tộc; động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ. Ban Dân vận đã giúp cấp ủy tăng cường chỉ đạo các đoàn thể tổ chức các phong trào hành động cách mạng của nhân dân trong lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đem lại những thành quả lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đồng chí Bùi Văn Cường thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách ở huyện Krông Bông, năm 2019 (1)
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách ở huyện Krông Bông. Ảnh: Duy Tiến

Tuy vậy, trong những năm đầu hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau ngày đất nước hoà bình thống nhất, do tổ chức, bộ máy, cán bộ của hệ thống Dân vận-Mặt trận thường xuyên biến động và chưa hoàn chỉnh. Mặt khác, do chậm đổi mới về phương thức, nội dung hoạt động nên công tác dân vận chưa phát huy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ; chưa đi sâu vào những vấn đề bức xúc, nóng hổi của quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Trong hoạt động, nhiều nơi còn thiếu sự chỉ đạo, hỗ trợ thường xuyên của cấp ủy đảng, chính quyền, nên vai trò của công tác dân vận, mặt trận còn mờ nhạt.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, công tác vận động quần chúng những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới được Tỉnh ủy đặc biệt quan tâm. Trong các chương trình hành động của cấp ủy thực hiện các nghị quyết của Trung ương, vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng của công tác dân vận; đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã được tập trung chỉ đạo sâu sát, nhằm phát huy vai trò của công tác dân vận trong việc nghiên cứu tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo lĩnh vực vận động quần chúng và tham gia ý kiến ngày càng sâu rộng hơn với chính quyền các cấp trong việc thể chế hoá các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng và Nhà nước.

Tháng 9-1987, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban Tôn giáo trực thuộc Ban Dân vận, nhằm tham mưu cho Tỉnh ủy triển khai Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về chính sách tôn giáo. Trên lĩnh vực công tác dân tộc, Ban Dân vận đã triển khai nghiên cứu, đề xuất với HĐND và UBND tỉnh ban hành một số chủ trương, chính sách nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là về công tác giao đất giao rừng, hỗ trợ vốn, giống cây trồng vật nuôi giúp bà con phát triển sản xuất; đôn đốc thực hiện các chính sách, chế độ về giáo dục, y tế và phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy mạnh cuộc vận động định canh định cư trong vùng dân tộc thiểu số.

Thực hiện chủ trương của Trung ương, ngày 26-9-1989, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 113-QĐ/TCTU giải thể Ban Dân vận Tỉnh ủy, cán bộ của Ban Dân vận được điều động đi nhiều cơ quan khác. Tuy nhiên, sau hơn một năm giải thể Ban Dân vận, tình hình chính trị-xã hội có nhiều vấn đề phức tạp: bên ngoài, Đông Âu, Liên Xô biến động và sụp đổ, các thế lực thù địch liên tục kích động chống phá ta; trong nước nổi lên nhiều khó khăn về kinh tế-xã hội; một bộ phận cán bộ và nhân dân hoang mang, dao động. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 8B của BCHTW về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân” ra đời đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải tăng cường công tác dân vận. Ngày 19-12-1990, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 92-QĐ/TU thành lập lại Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) công tác dân vận tiếp tục được quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (tháng 6-1992) đã ra Nghị quyết về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, gắn việc sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 8B với công tác xây dựng Đảng; đồng thời yêu cầu kiện toàn lại Ban Dân vận từ Trung ương đến cấp huyện; các tổ chức Đảng phải quan tâm chăm lo công tác dân vận và mọi đảng viên đều phải làm công tác dân vận. Hệ thống chính quyền phải tăng cường công tác dân vận, xây dựng cơ chế để bảo đảm cho nhân dân và các đoàn thể tham gia công việc của nhà nước.

Đến năm 1995, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã được kiện toàn lại gồm 9 đồng chí, trong đó có 6 đảng viên, 4 cán bộ có trình độ đại học, 2 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Hệ thống dân vận cấp huyện lần lượt hình thành trở lại; có 24 cán bộ chuyên trách. Một trong những công tác trọng tâm của Ban Dân vận những năm này là giúp Tỉnh ủy tổng kết đánh giá nghị quyết 24 về tôn giáo và Nghị quyết 25 về thanh niên; chỉ đạo các ngành các cấp đẩy mạnh công tác vận động đồng bào có đạo; thúc đẩy hơn nữa phong trào người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và vận động thành lập Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh. Ban Dân vận Tỉnh ủy cũng đã tích cực nghiên cứu tham mưu thực hiện chính sách dân tộc; cùng với các đoàn thể tổ chức khảo sát, nắm tình hình sản xuất đời sống ở nông thôn để tham mưu cho tỉnh nhiều chủ trương, chính sách cụ thể, nhất là cho đồng bào các vùng nghèo vay vốn phát triển sản xuất xoá đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ban Dân vận phối hợp với các đoàn thể nghiên cứu kiến nghị với tỉnh tập trung thúc đẩy công tác định canh định cư, giải quyết đất đai làm kinh tế vườn, hỗ trợ vốn, giống cây trồng vật nuôi phát triển sản xuất, tổ chức hệ thống cửa hàng thu mua sản phẩm do đồng bào sản xuất và giải quyết các mặt hàng thiết yếu ở vùng sâu, vùng xa.

Sau vụ bạo loạn tháng 2-2001 và tháng 4-2004, bọn phản động FULRO và các thế lực thù địch tập trung chống phá quyết liệt. Chúng kích động hàng chục đối tượng lẩn trốn ra rừng hoạt động bất hợp pháp; chỉ đạo phát triển lực lượng, xây dựng cơ sở ngầm, kích động tư tưởng ly khai tự trị, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số vượt biên sang Campuchia hình thành các “trại tỵ nạn”; lôi kéo hơn 4.000 người theo “Tin lành Đêga” làm chỗ dựa cho hoạt động FULRO. Trong bối cảnh đó, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu cho Tỉnh ủy tăng cường chỉ đạo công tác phát động quần chúng, phân công các sở ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giúp đỡ, kết nghĩa với buôn làng,  tập trung xây dựng thực lực chính trị ở cơ sở, chuyển trọng tâm hoạt động của các đoàn thể xuống địa bàn dân cư để nắm dân. Với phương châm công tác dân vận phải đi sâu vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời chăm lo đến lợi ích chính đáng của nhân dân, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã chủ trì thành lập các đội công tác phát động quần chúng bám cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân, cùng với Mặt trận và đoàn thể tăng cường công tác nghiên cứu, giám sát, kiến nghị với Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo. Đồng thời triển khai nhiều chương trình hoạt động thiết thực, hiệu quả trong vùng đồng bào DTTS, tạo nên phong trào tương thân tương ái, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình chính trị-xã hội của tỉnh trong thời gian qua.

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy Buôn Ma Thuột thăm hỏi người dân địa bàn phường Tân Lợi. Ảnh: Nguyên Hoa
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy Buôn Ma Thuột thăm hỏi người dân địa bàn phường Tân Lợi. Ảnh: Nguyên Hoa

Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ công tác vận động quần chúng trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ban hành các nghị quyết: số 23-NQ/TW về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; số 24-NQ/TW  về “Công tác dân tộc”; số 25-NQ/TW về “Công tác tôn giáo”. Để cụ thể hoá quan điểm, tư tưởng của Đảng về công tác dân tộc, tôn giáo, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp triển khai thực hiện  như Chương trình số 18-CT/TU, ngày 14-5-2003 về “Công tác dân tộc”; Chương trình số 21-CTr/TU, ngày 20-4-2003  về “Công tác tôn giáo”; Chương trình số 19-CTr/TU, ngày 11-5-2003 về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Các cấp uỷ, chính quyền, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã nhận thức tốt hơn vai trò công tác dân vận, từ đó tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện đạt chất lượng, hiệu quả, tạo sự chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức người lao động và nhân dân gắn thực hiện các chính sách về dân tộc, tôn giáo với tập trung tuyên truyền về truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước của nhân dân; động viên sức mạnh toàn dân tộc và các thành phần, các tôn giáo trong tỉnh góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về công tác dân vận và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác dân vận, Ban Dân vận các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương về công tác dân vận, trọng tâm là Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị (khoá X) “Về ban hành Quy chế  công tác dân vận của hệ thống chính trị”; Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị (khoá XI) “Về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”; đồng thời tham mưu ban hành các văn bản cụ thể hóa để triển khai trên địa bàn tỉnh như: Chương trình số 33-Ctr/TU về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Chỉ thị 30-CT/TU, ngày 26-8-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường và đổi mới công tác dân vận chính quyền; Công văn số 2174-CV/TU, ngày 7-8-2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện chủ trương công tác dân vận tham gia trong quy hoạch xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế- xã hội; Công văn số 2193-CV/TU, ngày 4-9-2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14-7-2015 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan Nhà nước; Chỉ thị số 11-CT/TU, ngày 20-6-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “lãnh đạo tiếp tục thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”; Chỉ thị số 28-CT/TU, ngày 19-3-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Năm Dân vận chính quyền” …

Từ đó đến nay cùng với việc phát huy vai trò, vị trí, nâng cao chất lượng hoạt động của công tác dân vận trong tình hình mới, hệ thống Dân vận các cấp không ngừng được kiện toàn, củng cố. Bộ máy Ban Dân vận Tỉnh ủy đã hình thành các phòng chức năng gồm: Văn phòng, Phòng Đoàn thể - Cơ sở, Phòng Dân tộc - Tôn giáo và Phòng Dân vận chính quyền - Lực lượng vũ trang với biên chế 21 đồng chí.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Chương trình số 27-CTr/TU về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, sau khi sắp xếp, tinh gọn, hiện nay Ban Dân vận Tỉnh ủy có 03 phòng chức năng: Phòng Tổng hợp - Đoàn thể và các Hội; Phòng Dân tộc - Tôn giáo; Phòng Dân vận các cơ quan Nhà nước với 18 biên chế.

Ở cấp huyện, có 15 Ban Dân vận do đồng chí thường vụ huyện, thị, thành ủy làm trưởng ban với 60 cán bộ dân vận chuyên trách; 184 Khối dân vận, xã, phường, thị trấn; 2.481 Tổ dân vận thôn, buôn, tổ dân phố với 23.934 thành viên.

Ngoài ra, do tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; để nắm chắc tình hình nhân dân ở cơ sở, tăng cường công tác vận động quần chúng, năm 2004 Tỉnh ủy ban hành Thông báo số 253-TB-TU, thành lập hệ thống Đội công tác phát động chuyên trách các cấp với hơn 800 thành viên, qua quá trình củng cố, kiện toàn,  đến nay toàn tỉnh có 504 thành viên (Cấp tỉnh 24 người, cấp huyện 88 người, cấp xã 402 người).

Công tác dân vận ngày càng được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp; phát huy được vai trò, chức năng tham mưu về công tác vận động quần chúng; nghiên cứu, đề xuất nhiều chủ trương, chính sách nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; thúc đẩy phong trào hành động cách mạng của nhân dân; công tác dân vận đã làm tốt chức năng là cơ quan tham mưu cho cấp uỷ Đảng về công tác dân vận, trong đó có công tác dân tộc, tôn giáo; là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ công tác dân vận của cấp uỷ đảng; đồng thời, tham gia ý kiến ngày càng sâu rộng hơn với chính quyền các cấp trong việc thể chế hoá các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng và Nhà nước góp phần động viên sự nỗ lực của toàn dân thực hiện sự nghiệp đổi mới, xây dựng tỉnh Đắk Lắk ngày càng ổn định và phát triển.

Qua công tác thực tiễn, đội ngũ cán bộ dân vận thường xuyên được rèn luyện về quan điểm quần chúng, thấm nhuần tư tưởng lấy dân làm gốc, gắn bó với nhân dân, nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân; cán bộ, công chức trong hệ thống dân vận đã, đang và sẽ tiếp tục phấn đấu để cùng với cả hệ thống chính trị đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng; tăng cường chức năng tham mưu, nghiên cứu, đề xuất chủ trương; không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ các cấp để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” .

                                                      ------------------------

 

 Báo Đắk Lắk Điện tử 

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm không an toàn.