Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình và hiện đại hóa kỹ thuật xây dựng pháp luật

18:42, 24/11/2020
Sáng 24-11, tại Hà Nội, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá công tác xây dựng, hoàn thiện và thi hành pháp luật trong 5 năm qua và bàn giải pháp nâng cao chất lượng công tác này thời gian tới. 
 
 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.
 
Tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
 
th
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh chụp qua màn hình)
 
Báo cáo tại hội nghị cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống pháp luật nước ta tiếp tục được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng; thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều văn bản được sửa đổi bổ sung một cách toàn diện để phù hợp với tình hình mới, nhất là để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.
 
Chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh do Chính phủ đề xuất đã thể hiện rõ thứ tự ưu tiên đối với một số lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt để tập trung nguồn lực thực hiện.
 
Trong 5 năm qua, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 71 luật, 2 pháp lệnh. Chính phủ ban hành 745 nghị định, tăng 24 nghị định so với giai đoạn 2011 - 2015. Thủ tướng Chính phủ ban hành 232 quyết định; các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành 2.422 thông tư, 110 thông tư liên tịch; ở địa phương ban hành tổng số 92.799 văn bản...
 
th
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu ý kiến tại hội nghị
 
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta vẫn bộc lộ một số hạn chế, đó là: hệ thống pháp luật chưa thật sự đồng bộ, tính thống nhất chưa cao, vẫn còn cồng kềnh với nhiều hình thức văn bản; tính dự báo, khả thi của hệ thống pháp luật chưa thật sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn; công tác thi hành pháp luật tuy đã được quan tâm nhưng chưa có cơ chế đủ mạnh, chế tài pháp lý chưa thực sự nghiêm khắc…
 
th
Đại biểu tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk.
 
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ban, ngành, địa phương cần tiếp tục quán triệt kịp thời, đầy đủ và tổ chức thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, thể chế hóa các quy định của pháp luật, nhất là văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
 
Trong đó, ngành tư pháp tiếp tục phát huy vai trò "nhạc trưởng", cơ quan "gác cửa" trong việc xây dựng, hoàn thiện và thi hành pháp luật của Chính phủ. Các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các cơ quan Quốc hội để nâng cao hơn nữa tính dự báo và chất lượng các chương trình lập pháp lập quy trong trong nhiệm kỳ sắp tới của Quốc hội, của Chính phủ; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình và hiện đại hóa kỹ thuật xây dựng pháp luật; tăng cường rà soát, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật bảo đảm hiệu lực, hiệu quả với các chế tài nghiêm minh...
 
Hồng Chuyên
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.