Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

17:03, 29/07/2021
Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Công văn số 940 - CV/TU ngày 27-7-2021 về việc triển khai thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 10-6-2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
 
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh xác định công tác tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
 
Tiếp tục thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động tín dụng CSXH, công tác nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH; nắm chắc tình hình sử dụng vốn của người vay; tiến hành rà soát các nguồn quỹ ngoài ngân sách hiện đang quản lý ưu tiên chuyển sang gửi tại Ngân hàng CSXH.
 
th
Cán bộ Chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện Lắk hỗ trợ người dân làm thủ tục vay vốn (ảnh minh họa)

Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH trong quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng CSXH. Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng CSXH. Phấn đến năm 2025 đạt mức bình quân chung toàn quốc nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.
 
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng yêu cầu Ngân hàng CSXH - Chi nhánh Đắk Lắk tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng CSXH đặc thù. Chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá ngân hàng. Nâng cao năng lực quản trị và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; có giải pháp phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
 
Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, qua hơn 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 - CT/TW, ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, công tác tín dụng CSXH của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 5.568 tỷ đồng, với hơn 160.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang dư nợ. Tuy nhiên, hiện tại, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng CSXH chưa kịp thời và còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước (nguồn vốn từ ngân sách địa phương trên tổng nguồn vốn đạt 5,5%/9,3% bình quân cả nước) nên chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. 
 
Hồng Chuyên
 

(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.