Multimedia Đọc Báo in

Giá trị sản xuất của các dự án trong Khu công nghiệp Hòa Phú đạt 6.000 tỷ đồng

06:57, 26/12/2020

Chiều 25-12, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh tổ chức Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư vào KCN. Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà; đại diện các sở, ngành và các nhà đầu tư vào KCN Hòa Phú.

Trong năm 2020, có 7 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư, chứng nhận đăng ký đầu tư vào KCN Hòa Phú. Hiện KCN này có 54 dự án đầu tư và đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký 4.700 tỷ đồng, tạo việc làm cho 1.979 lao động, trong đó có hơn 10% lao động là đồng bào dân tộc thiểu số.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu tại hội nghị
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu tại hội nghị

Theo đánh giá của hội nghị, năm 2020, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, giá trị sản xuất công nghiệp của các dự án trong KCN Hòa Phú vẫn đạt 6.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 55,2 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước 264 tỷ đồng.

Đại diện các nhà đầu tư nêu ý kiến tại hội nghị
Đại diện các nhà đầu tư nêu ý kiến tại hội nghị

Các doanh nghiệp đã kiến nghị một số vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như: hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ; công tác thanh, kiểm tra của các cơ quan chức năng vẫn còn chồng chéo; quỹ đất trong KCN chưa đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô các dự án…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà đánh giá cao những đóng góp của các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho lao động địa phương. Năm 2021, dự báo sẽ có nhiều khó khăn, do đó các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đối với Ban Quản lý các KCN và các sở, ngành cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.

Minh Thông


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.