Multimedia Đọc Báo in

Hiệu quả truyền thông trong công tác phòng, chống bệnh tay-chân-miệng tại Cư Huê

05:48, 14/12/2012

Năm 2011, khi bệnh tay-chân-miệng xuất hiện trên địa bàn xã Cư Huê (huyện Ea Kar), thời gian đầu công tác truyền thông phòng, chống bệnh gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người dân trong việc chăm sóc sức khỏe còn hạn chế. Cộng tác viên truyền thông cơ sở khi tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống bệnh tay-chân-miệng ít tiếp cận được các đối tượng, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sống di cư, những gia đình có thói quen ngủ lại trong rẫy dài ngày…, do đó trường hợp trẻ mắc tay-chân-miệng miệng dưới 5 tuổi trong năm 2011 tập trung chủ yếu tại cộng đồng.

Cán bộ  Trạm Y tế  xã Cư Huê  kết hợp  khám bệnh với tư vấn, hướng dẫn  người dân các biện pháp phòng, chống bệnh tay-chân-miệng.
Cán bộ Trạm Y tế xã Cư Huê kết hợp khám bệnh với tư vấn, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống bệnh tay-chân-miệng.

Trước những tồn tại trên, Trạm Y tế xã Cư Huê đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông trực tiếp và gián tiếp tại cộng đồng, như: lồng ghép tuyên truyền về phòng chống bệnh tay-chân-miệng trong các buổi họp giao ban, họp thôn, buôn; tổ chức thăm hộ gia đình, nhất là những hộ có trẻ bị bệnh tay-chân-miệng để trực tiếp cấp phát tờ rơi và hướng dẫn thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng như vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh. Trạm cũng tập trung tổ chức các hoạt động truyền thông gián tiếp về phòng bệnh tay-chân-miệng trên loa phóng thanh xã, dán tờ rơi, áp phích tại Trạm, tại các trường học và nhà cộng đồng thôn, buôn…. Đối với người dân, đặc biệt là những bà mẹ đưa con đến Trạm Y tế tiêm chủng hoặc khám chữa bệnh, cán bộ y tế cũng kết hợp tư vấn, hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh. Ngoài ra, Trạm còn tạo điều kiện cho đội ngũ cộng tác viên y tế thôn, buôn tham gia các lớp tập huấn về phòng chống bệnh tay chân miệng do Trung tâm Y tế huyện tổ chức.

Nhờ thực hiện tốt công tác truyền thông phòng, chống bệnh tay-chân-miệng, số ca mắc bệnh tay-chân-miệng trên địa bàn xã Cư Huê từ đầu năm 2012 đến nay rải rác vào các tháng là 8 trường hợp; số ca mắc bệnh tại cộng đồng đã giảm chỉ còn 2 ca. Ngay sau khi phát hiện các ca mắc bệnh, Trạm Y tế kịp thời điều trị cho bệnh nhân, không xảy ra trường hợp bệnh nặng hoặc phải chuyển tuyến. Việc cách ly trẻ mắc bệnh cũng được Trạm đặc biệt chú trọng nên ít xảy ra tình trạng lây bệnh tay-chân-miệng sang các trẻ khác.

Bác sĩ H’Loan Niê, Trưởng Trạm Y tế xã Cư Huê cho biết: Không chỉ tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh tay-chân-miệng cho người dân, Trạm còn quán triệt đội ngũ cộng tác viên y tế đẩy mạnh tuyên truyền tại hộ gia đình, phối hợp lồng ghép hướng dẫn phòng bệnh tay-chân-miệng cho các bà mẹ có con nhỏ trong các chương trình dành cho mẹ và bé trên địa bàn xã. Đến nay, hơn 90% bà mẹ có con nhỏ trên địa bàn xã Cư Huê đều có kiến thức và thực hành phòng bệnh tay-chân-miệng cho trẻ…

Xuân Hương

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Hỗ trợ người dân vùng khó tiếp cận bảo hiểm y tế
Nghị định số 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ có nhiều điểm đổi mới, trong đó có quy định hỗ trợ 70% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho một số đối tượng đã giúp người dân huyện Krông Bông có thẻ bảo hiểm y tế phòng thân.