Multimedia Đọc Báo in

Phát huy vai trò đội ngũ nữ công nhân viên chức lao động

08:51, 26/01/2018

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã xây dựng nhiều chương trình hành động và chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức triển khai thực hiện góp phần kiện toàn, phát huy vai trò đội ngũ nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ).

Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tổ chức phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 11 gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; xây dựng chương trình hành động, đưa nội dung nghị quyết trên vào Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh các nhiệm kỳ. LĐLĐ tỉnh còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nữ CNVCLĐ bằng các hình thức như: tổ chức gặp mặt, mít tinh, hội thảo, tọa đàm về giới, nói chuyện chuyên đề về xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước...

Nữ công nhân viên chức lao động của tỉnh tham gia hiến máu tình nguyện.
Nữ công nhân viên chức lao động của tỉnh tham gia hiến máu tình nguyện.

Theo thống kê, trong 10 năm qua (2007 – 2017), các cấp công đoàn đã triển khai 4.500 cuộc tuyên truyền, lồng ghép tuyên truyền chính sách, pháp luật cho trên 393.000 lượt đoàn viên nữ; tổ chức  4.500 cuộc kiểm tra, phối hợp kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động nữ, bình đẳng giới và các hoạt động xã hội trong nữ CNVCLĐ… Qua đó đã kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp, ngành chức năng quan tâm bảo vệ quyền lợi của nữ CNVCLĐ, giúp chị em nâng cao nhận thực, phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, vươn lên khẳng định vị trí, vai trò của lao động nữ trong thời kỳ mới.

 

“Thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã có trên 19.000 sáng kiến kinh nghiệm, gần 200 đề tài khoa học của chị em được áp dụng vào thực tiễn, làm lợi hàng chục tỷ đồng. Trên 17.000 lượt chị đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp, trên 90,3% chị đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà…”.

 
 
Bà Hà Thị Thu Lệ, Trưởng Ban Nữ công LĐLĐ tỉnh

Bên cạnh đó, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền cùng cấp tạo điều kiện cho nữ CNVCLĐ được học các lớp đại học, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ nữ và bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ vào cương vị lãnh đạo, quản lý các cấp ngày càng được quan tâm. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng, đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, UBND các cấp, lãnh đạo cấp sở, ban ngành, đoàn thể ngày càng tăng và trẻ hóa.

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Võ Thị Hạnh đánh giá: Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị đã góp phần tạo chuyển biến về nhận thức và hành động của cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội về vị trí, vai trò của phụ nữ. Đội ngũ cán bộ nữ từ tỉnh đến cơ sở đã không ngừng phát triển, trình độ, kiến thức được nâng lên đáp ứng kịp thời yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh.

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.